[Song ngữ] Tăng áp phổi (What is pulmonary hypertension?)

Bài dịch “Tăng áp phổi là gì” (What is pulmonary hypertension?) là bài viết thông tin dành cho bệnh nhân của Hội Lồng ngực Hoa Kỳ (American Thoracic Society). Các thông tin tổng quan khá dễ hiểu về tăng áp phổi, các nhóm tăng áp phổi, triệu chứng thường gặp và những điều quan trọng bệnh nhân cần lưu ý.
Tác giả bản dịch là BS Nguyễn Thị Kiều Trang, Khoa Hô hấp, Bệnh viện Đa khoa Trung Ương Cần Thơ.

WHAT IS PULMONARY HYPERTENSION?
Tăng áp phổi là gì?

Tác giả: Marianna Sockrider MD, DrPH.
Nguồn: American Thoracic Society
Người dịch: BS Nguyễn Thị Kiều Trang – Khoa Hô hấp, Bệnh viện Đa khoa Trung Ương Cần Thơ

Introduction / Giới thiệu

Pulmonary hypertension (PH) is a general term that is used to describe high blood pressure in the lungs from any cause. This is a different problem than high blood pressure in the whole body (systemic hypertension). There are five different groups of pulmonary hypertension that are based on the causes. Different types of PH can require different treatment but all forms of pulmonary hypertension are serious and can be life-threatening. Pulmonary hypertension can develop in children or adults at any age. This fact sheet will focus on adults and describe what happens in PH and groups. For more information about pulmonary hypertension in children and the diagnosis and treatment of pulmonary hypertension see the Patient Information Series fact sheets at www.thoracic.org/patients.

Tăng áp phổi (Pulmonary hypertension – PH) là một thuật ngữ chung để mô tả áp lực mạch máu cao trong phổi do bất kỳ nguyên nhân nào. Vấn đề này khác với tăng áp lực mạch máu trong toàn cơ thể (tăng huyết áp hệ thống). Có năm nhóm khác nhau của tăng áp phổi dựa trên các nguyên nhân. Các loại tăng áp động mạch phổi khác nhau có thể yêu cầu phương pháp điều trị khác nhau nhưng chung quy tăng áp phổi rất nguy hiểm và có thể đe dọa tính mạng. Tăng áp phổi có thể phát triển bất kỳ độ tuổi nào ở trẻ em hoặc người lớn. Bài viết này sẽ tập trung vào người lớn và mô tả các vấn đề xảy ra trong tăng áp phổi và các nhóm. Để biết thêm thông tin về tăng áp phổi ở trẻ em cũng như chẩn đoán và điều trị tăng áp phổi, vui lòng xem các bài viết thông tin dành cho bệnh nhân tại www.thoracic.org/patients.

How does blood flow in the lungs?
Máu lưu thông trong phổi như thế nào?

To understand pulmonary hypertension (PH) it helps to understand how blood flows throughout your body. While the heart is one organ, it works like two pumps that are connected to one another. There is a left side and a right side of the heart, each with two different jobs.

The left side of the heart (left atrium) takes oxygen-rich blood coming from your lungs and the left ventricle pumps this blood throughout your body. Since the left side of your heart has to pump blood such a great distance, the left side of your heart is designed to pump against a fairly high pressure. This pressure is easily measured with a blood pressure cuff and is called your blood pressure. When your blood pressure is too high, it is called systemic hypertension or simply, hypertension.

After your blood has delivered oxygen to the tissues of your body, the blood needs to come back to the lungs to get more oxygen. It does this by returning the blood to the right side of the heart (right atrium) and then the right ventricle pumps the blood into your lungs, so the process can start over again. The blood does not need to travel very far to get from the right side of your heart to your lungs. Therefore, the right side of your heart pumps against less pressure than the left side of your heart. The right side of your heart is therefore normally a lowpressure system. The pressure that the right side of your heart is pumping against is called your pulmonary pressure.

Để hiểu về tăng áp phổi (PH), cần hiểu cách dòng máu chảy khắp cơ thể bạn như thế nào. Dù tim là một cơ quan nhưng nó hoạt động như hai máy bơm có liên kết chặt chẽ. Mỗi bên trái và phải của tim đảm nhận nhiệm vụ khác nhau.

Nhĩ trái mang máu giàu oxy đến từ phổi và tâm thất trái bơm mang dòng máu này đi khắp cơ thể. Bởi vì tim trái bơm máu đi khoảng cách xa, nên nó được cấu tạo để bơm chống lại áp suất quá cao. Áp suất này được đo dễ dàng với máy đo huyết áp và được gọi là huyết áp của bạn. Khi huyết áp quá cao, nó được gọi là tăng huyết áp hệ thống hoặc đơn giản là tăng huyết áp.

Sau khi dòng máu mang oxy phân phối đến mô của cơ thể, máu cần quay về phổi để nhận thêm oxy. Việc này được thực hiện bởi nhĩ phải và sau đó thất phải sẽ tống máu đến phổi, quá trình này được lặp lại. Máu không cần đi quá xa từ tim phải đến phổi. Vì vậy, tim phải bơm bởi áp suất thấp hơn tim trái. Đó là lý do thông thường tim phải có hệ thống áp lực thấp. Áp lực mà tim phải đang chống lại được gọi là áp lực phổi.


What happens in the lungs and body with PH?
Chuyện gì xảy ra ở phổi và cơ thể khi tăng áp phổi?

When the pulmonary pressure is too high, it is called pulmonary hypertension (PH). This puts stress on the right side of the heart because the muscles on the right side are not used to pushing blood out to the lungs against such high pressures. Over time, the right side of the heart is strained and begins to fail.

The heart can lose its ability to pump enough blood through the lungs to meet the needs of the rest of the body. Blood gets backed up into the veins of the lungs. Because the blood has difficulty getting through the lungs to pick up oxygen, your blood oxygen level may be lower than normal. This can put a strain not only on your heart, but also decrease the amount of oxygen getting to your brain. These problems can lead to death.

Khi áp lực phổi quá cao, được gọi là tăng áp phổi (PH). Tình trạng này gây gánh nặng lên tim phải bởi vì các cơ tim phải không quen với việc bơm máu đến phổi chống lại áp lực cao như vậy. Qua thời gian, tim phải bị căng và bắt đầu dẫn đến suy.

Tim có thể mất khả năng bơm đủ máu đến phổi để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Máu quay trở lại tĩnh mạch của phổi. Bởi vì máu rất khó đến phổi để nhận oxy, nên mức oxy trong máu có thể thấp hơn bình thường. Việc này là một gánh nặng không chỉ cho tim mà còn giảm lượng oxy đến não. Những vấn đền này có thể dẫn đến tử vong.


What are the different groups of pulmonary hypertension?
Các nhóm khác nhau của tăng áp phổi

There are 5 different groups, based on their causes:

Group 1 – Pulmonary arterial hypertension (PAH)

PAH differs from other forms of PH in that the artery walls in the lungs are directly diseased. The arteries remodel and become narrow, thick and/or stiff. There are several types of PAH:

  • Idiopathic PAH—occurs without any clear cause
  • Hereditary PAH—due to genes that are passed down (inherited) in families
  • PAH occurring with other medical conditions including:
    • congenital heart disease
    • liver disease/cirrhosis
    • HIV infection
    • schistosomiaisis infection
    • connective tissue diseases—such as scleroderma and lupus
  • PAH occurring with past or present drug use:
    • use of prescription amphetamines or certain diet pills
    • use of illicit drugs such as cocaine and methamphetamines

Có 5 nhóm khác nhau, dựa vào nguyên nhân:

Nhóm 1 – Tăng áp động mạch phổi (PAH)

Tăng áp động mạch phổi khác với các nhóm tăng áp phổi khác ở chỗ đây là bệnh trực tiếp tại thành động mạch phổi. Các động mạch bị biến đổi và trở nên hẹp lại, dày và/ hoặc xơ cứng. Có một số nhóm của tăng áp động mạch phổi:

  • Tăng áp động mạch phổi vô căn – xảy ra không có nguyên nhân rõ ràng.
  • Tăng áp động mạch phổi di truyền – do gen được di truyền trong gia đình.
  • Tăng áp động mạch phổi xảy ra với các nguyên nhân khác như:
    • Bệnh tim bẩm sinh
    • Bệnh gan/Xơ gan
    • Nhiễm HIV
    • Nhiễm sán máng
    • Bệnh mô liên kết-như lupus và xơ cứng bì
  • Tăng áp động mạch phổi xảy ra do đã và đang dùng các thuốc:
    • Dùng amphetamines theo đơn hoặc một số loại thuốc giảm cân
    • Dùng các thuốc bất hợp pháp như cocaine và methamphetamines

Group 2 – Pulmonary hypertension due to left heart disease

When the left heart has problems that limit how well it can pump blood out to the body, it leads to a “backup” of blood in the lungs that raises pressure in the lungs. Group 2 is the most common form of PH. The left heart can have problems with weakened heart muscles that can’t squeeze blood as well, stiff heart muscles that can’t relax normally, or with the valves on the left side of the heart.

Nhóm 2 – Tăng áp phổi do bệnh ở tim trái

Khi tim trái có vấn đề làm hạn chế bơm máu đi toàn cơ thể, dẫn đến tồn đọng máu trong phổi, làm tăng áp lực trong phổi. Nhóm 2 phổ biến nhất trong tăng áp phổi. Một số vấn đề gặp ở tim trái: cơ tim suy yếu dẫn đến tống máu không tốt, xơ cứng không thể co giãn bình thường, hoặc vấn đề ở van tim trái.

Group 3 – Pulmonary hypertension due to lung disease

This group includes PH due to chronic lung disease and/or hypoxia (low oxygen levels).
This can occur in lung diseases like COPD, cystic fibrosis, and interstitial lung disease. It can also occur with sleep apnea, particularly if not treated. It could also occur in a person who has been living in an area of high altitude for a long period of time because of the lower oxygen level in the air. Arteries in the lungs tighten so that blood can only go to areas of the lungs that are receiving the most air and oxygen.

Nhóm 3 – Tăng áp phổi do bệnh lý phổi

Nhóm này bao gồm tăng áp phổi do bệnh phổi mạn tính và/hoặc mức oxy thấp.

Có thể xảy ra ở các bệnh phổi như COPD, Xơ hóa nang và bệnh phổi kẽ, ở bệnh ngưng thở khi ngủ. Nó cũng có thể xảy ra ở chứng ngưng thở khi ngủ, đặc biệt nếu không được điều trị. Những người sống ở vùng cao trong khoảng thời gian dài có thể mắc bệnh PH vì sự gỉam oxy máu trong không khí. Các động mạch trong phổi co lại để máu chỉ có thể đi đến những vùng phổi nhận được nhiều không khí và oxy nhất.

Group 4 – Pulmonary hypertension due to chronic blood clots in the lungs

In this group, there are blood clots in the pulmonary arteries that the body has trouble dissolving. These clots block blood flow in the lungs causing high blood pressures. This form of pulmonary hypertension is called chronic thromboembolic pulmonary hypertension (CTEPH). For more information on CTEPH, see the ATS Patient information Series fact sheet at www.thoracic.org/patients.

Nhóm 4 – Tăng áp phổi do cục máu đông mạn tính ở phổi

Trong nhóm này, có nhiều cục máu đông trong động mạch phổi mà cơ thể khó ly giải. Các cục máu đông này bít tắc dòng chảy của máu trong phổi gây nên áp lực máu cao. Trường hợp tăng áp phổi này được gọi là tăng áp phổi do thuyên tắc huyết khối mạn tính (chronic thromboembolic pulmonary hypertension – CTEPH). Để biết thêm nhiều thông tin về CTEPH, tham khảo ở các tài liệu thông tin bệnh nhân của ATS tại www.thoracic.org/patients.

Group 5 – Pulmonary hypertension due to unknown causes

In this group, PH is secondary to other diseases in ways that are not well understood. These associated conditions include, but are not limited to, sarcoidosis, sickle cell anemia, chronic hemolytic anemia, splenectomy (spleen removal) and certain metabolic disorders.

Nhóm 5 – Tăng áp phổi không rõ nguyên nhân

Trong nhóm này, PH là thứ phát sau các bệnh khác không được hiểu rõ. Liên quan đến vấn đề này bao gồm, sarcoidosis, thiếu máu hồng cầu hình liềm, thiếu máu tan máu mạn tính, cắt lách, một số rối loạn chuyển hóa.


What are the symptoms of pulmonary hypertension?
Các triệu chứng của tăng áp phổi là gì?

There may be no signs or symptoms of PH in its early stages. Over time, the high pressure in the lungs can put a stress on the heart and low oxygen levels cause changes throughout the body. Some symptoms start out mild and get worse slowly while others can come on all of a sudden.

You can help your healthcare provider in diagnosing your condition by telling them what kind of symptoms you are having and if there is any worsening of these symptoms. For example, let your healthcare provider know if you notice any of the following:

  • New or increased shortness of breath
  • Dizziness
  • Feeling like you might faint
  • Fainting/passing out (syncope)
  • Chest pain
  • Heart palpitations (feeling like your heart is racing or pounding)
  • New or worsening swelling of your feet, legs or belly
  • Lips and/or fingers turning blue

Pulmonary hypertension (PH) can be difficult to diagnose in a routine medical exam because the most common symptoms of PH, such as breathlessness, fatigue and dizziness, are also associated with many other conditions. If your healthcare provider suspects that you have PH, he or she will want to review your medical and family history, perform a physical exam and perform one or more diagnostic tests.

Because the different kinds of pulmonary hypertension are treated differently, it is important that your healthcare provider takes the time and orders the necessary tests to find out what kind of pulmonary hypertension you have. There are treatments available which can stop it from getting worse and help symptoms.. At this time, there is no cure for most people with PH. Centers specializing in PH (www.phassociation.org/Patients/FindADoctor) may be the best option for care as they have dedicated doctors, nurses, and other staff to assist in your care.

For more information about the diagnosis and treatment of pulmonary hypertension, go to the ATS Patient Information Series fact sheet at www.thoracic.org/patients.

Có thể không có dấu hiệu hay triệu chứng của tăng áp phổi ở giai đoạn sớm. Qua thời gian, áp lực ở phổi tăng có thể có ảnh hưởng đến tim và mức độ giảm oxy gây ra những thay đổi toàn cơ thể. Một số triệu chứng khởi đầu nhẹ nhàng và dần trở nên tồi tệ trong khi một số triệu chứng khác có thể xảy ra đột ngột.

Bạn có thể giúp bác sĩ của bạn trong việc chẩn đoán bằng cách nói cho họ biết loại triệu chứng mà bạn đang gặp phải và liệu các triệu chứng này có xấu đi không. Ví dụ, hãy nói với bác sĩ nếu bạn có bất kì triệu chứng nào dưới đây:

  • Tình trạng khó thở mới xuất hiện hoặc gia tăng
  • Chóng mặt
  • Cảm thấy như bạn ngất xỉu
  • Ngất
  • Đau ngực
  • Đánh trống ngực (cảm thấy tim của bạn đập nhanh hoặc mạnh)
  • Tình trạng sưng phù bàn chân, chân hoặc bụng mới xuất hiện hoặc tệ hơn
  • Môi và/hoặc ngón tay xanh tái

Tăng áp phổi (PH) có thể khó để chẩn đoán được khi khám sức khỏe định kỳ bởi các triệu chứng phổ biến nhất như khó thở, mệt mỏi và chóng mặt, cũng liên quan đến nhiều tình trạng khác. Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn bị tăng áp phổi, anh ấy hoặc cô ấy sẽ hỏi về tiền sử y tế và tiền sử gia đình của bạn, làm một bài kiểm tra thể chất và một hoặc nhiều xét nghiệm để chẩn đoán.

Vì mỗi loại tăng áp phổi khác nhau có phương pháp điều trị khác nhau, nên điều quan trọng là bác sĩ giành thời gian, làm xét nghiệm cần thiết để tìm ra nhóm tăng áp phổi mà bạn mắc phải. Các phương pháp điều trị hiện có có thể ngưng tiến triển xấu và cải thiện triệu chứng. Hiện nay, không có thuốc điều trị khỏi cho bệnh tăng áp phổi. Trung tâm chuyên về tăng áp phổi (www.phassociation.org/Patients/FindADoctor) có thể là lựa chọn điều trị tốt nhất vì có các bác sĩ tâm huyết, các điều dưỡng, và các nhân viên khác hỗ trợ trong việc chăm sóc bạn.

Để biết thêm thông tin về chẩn đoán và điều trị của tăng áp phổi, đến với chuỗi thông tin bệnh nhân ATS tại www.thoracic.org/patients.


RX Action Steps / Các bước hành động

✔ Talk to your healthcare provider if you have symptoms that might suggest pulmonary hypertension.

✔ If you have chronic heart or lung disease work with your healthcare provider to keep it in good control to reduce your risk of developing pulmonary hypertension.

✔ If you have other health issues that may lead to PH, ask your healthcare provider what to do and how to watch for any problems.

✔ If you have PH, work closely with a specialist in
managing pulmonary hypertension and take all
medications regularly.

✔ Hãy nói với bác sĩ nếu bạn có các triệu chứng gợi ý tăng áp phổi.

✔ Nếu bạn có bệnh tim mạn tính hoặc bệnh phổi hãy trao đổi với bác sĩ để kiểm soát tốt, giảm nguy cơ diễn tiến đến tăng áp phổi.

✔ Nếu bạn có bất kì vấn đề sức khỏe nào có thể dẫn đến tăng áp phổi, hãy trao đổi với bác sĩ về việc bạn phải làm gì và làm thế nào để theo dõi vấn đề.

✔ Nếu bạn đã mắc tăng áp phổi, nên tuân thủ điều trị với bác sĩ chuyên khoa và uống thuốc đều đặn.

This information is a public service of the American Thoracic Society.
The content is for educational purposes only. It should not be used as a substitute for the medical advice of one’s healthcare provider.

Các thông tin này là dịch vụ cộng đồng của Hội Lồng ngực Hoa Kỳ (American Thoracic Society).
Nội dung chỉ giành cho mục đích giáo dục, không thay thế cho lời khuyên, hướng dẫn của bác sĩ.


Trang web đang upload liên tục các video bài giảng và tài liệu chẩn đoán hình ảnh. Để nhận thông báo về các bài viết mới nhất, vui lòng đăng ký Nhận bài viết mới và theo dõi kênh Youtube

Tải thêm Kiến thức Y khoa

Check Also

Tài liệu Hội nghị Điện quang và Y học hạt nhân Việt Nam lần thứ 25 (VSRNM 2024)

Hội nghị khoa học Điện quang và Y học hạt nhân Toàn quốc lần thứ 25 là hội nghị thường niê…