GIỚI THIỆU
Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 16 (2018) với chủ đề “Tim mạch trong kỉ nguyên mới: Tiếp cận đa ngành và Cá thể hóa” do Hội Tim mạch học Việt Nam tổ chức tại Trung tâm hội nghị quốc tế Ariyana – TP Đà Nẵng ngày 05-07/10/2018. Đại hội đã diễn ra các hội nghị khoa học chuyên ngành với sự tham dự của khoảng 2000 đại biểu và hơn 200 báo cáo viên là các giáo sư, tiến sĩ đầu ngành trong lĩnh vực tim mạch Việt Nam và trên Thế giới. Đại hội đã cập nhật nhiều vấn đề mới với những nội dung phong phú cũng như nhiều báo cáo của các chuyên gia đầu ngành tim mạch học.
Cũng trong khuôn khổ Đại hội lần này, Hội Tim mạch học Việt Nam đã tổ chức các khóa đào tạo liên tục dành cho các bác sĩ và cấp chứng chỉ theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế; đồng thời phối hợp cùng Quỹ tim mạch “Chien Foundation” tổ chức cuộc thi cho các nhà nghiên cứu trẻ là các bác sỹ, điều dưỡng trên toàn quốc với độ tuổi dưới 40, có đề tài nghiên cứu trong chuyên ngành tim mạch.
Đại hội cũng có chủ đề về Cập nhật các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh tim mạch hiện đại đang áp dụng trên thế giới hiện nay.
Các chủ đề chính của Đại hội
- Tăng huyết áp » Chi tiết
- Rối loạn lipid máu » Chi tiết
- Tim mạch với đái tháo đường hoặc các rối loạn chuyển hoá » Chi tiết
- Cấp cứu tim mạch » Chi tiết
- Đột qụy » Chi tiết
- Hội chứng vành cấp » Chi tiết
- Bệnh mạch vành ổn định » Chi tiết
- Bệnh van tim » Chi tiết
- Suy tim » Chi tiết
- Động mạch chủ » Chi tiết
- Bệnh động mạch ngoại vi » Chi tiết
- Thuyên tắc huyết khối » Chi tiết
- Bệnh lý nội khoa » Chi tiết
- Tim mạch nhi » Chi tiết
- Chẩn đoán hình ảnh tim mạch » Chi tiết
- Rối loạn nhịp » Chi tiết
- Tim mạch can thiệp » Chi tiết
- Điều dưỡng tim mạch » Chi tiết
Chương trình Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 16 (2018)
TÀI LIỆU ĐẠI HỘI TIM MẠCH TOÀN QUỐC LẦN THỨ 16 (2018)
1. Chủ đề: Tăng huyết áp
Chuyên đề 1: Cập nhật về chẩn đoán và kiểm soát THA tại tuyến cơ sở với Chương trình quốc gia phòng chống bệnh tim mạch
- Tăng huyết áp và sức khoẻ tim mạch ở cộng đồng, PGS.TS. Nguyễn Thị Bạch Yến (Viện Tim Mạch Việt Nam, Hà Nội)
- Nhận định về các yếu tố nguy cơ và tổn thương cơ quan đích ở người tăng huyết áp, GS.TS. Huỳnh Văn Minh (ĐH Y Dược Huế)
- Thay đổi lối sống để phòng và hỗ trợ kiểm soát huyết áp ở tuyến cơ sở, BS. Lê Anh Tuấn (Đại học Y Hà Nội)
- Khởi trị tăng huyết áp tại tuyến cơ sở, TS.BS. Phạm Trần Linh (Viện Tim Mạch Việt Nam, Hà Nội)
- Ca lâm sàng dùng thuốc ƯCMC/ƯCTT hoặc chẹn beta giao cảm ở người tăng huyết áp, ThS.BS. Trần Tuấn Việt (Viện Tim Mạch Việt Nam, Hà Nội)
- Ca lâm sàng dùng thuốc ƯCMC/ƯCTT hoặc chẹn beta giao cảm ở người tăng huyết áp, ThS.BS. Trần Tuấn Việt (Viện Tim Mạch Việt Nam, Hà Nội)
- Ca lâm sàng phối hợp thuốc để điều trị tăng huyết áp ở tuyến cơ sở, ThS.BS. Văn Đức Hạnh (Viện Tim Mạch Việt Nam, Hà Nội)
Chuyên đề 2: Giải pháp cho Tăng huyết áp khó trị và kháng trị
- Tiếp cận đa ngành với tăng huyết áp kháng trị, GS.TS. Đỗ Doãn Lợi (BV Bạch Mai)
- Tăng huyết áp kháng trị: điều trị thuốc hay can thiệp dụng cụ? BS. Trần Văn Huy (BV Đa Khoa Đồng Nai)
- Tuân thủ điều trị: giải pháp cho mục tiêu tối ưu hóa hiệu quả điều trị tăng huyết áp GS.TS. Huỳnh Văn Minh (ĐH Y Dược Huế)
Chuyên đề 3: Cập nhật mới các khuyến cáo điều trị trong tim mạch
- Từ khuyến cáo chẩn đoán điều trị THA của ACC/AHA 2017 đến khuyến cáo của ESC/ESH và của VNHA/VSH 2018, BS. Trần Văn Huy (BV Đa Khoa Đồng Nai)
- Tóm tắt khuyến cáo chẩn đoán và điều trị NMCT cấp ST chênh lên của VNHA: Cập nhật 2018, PGS.TS.BS. Phạm Mạnh Hùng (Viện Tim Mạch Việt Nam, Hà Nội)
- Cập nhật các khuyến cáo về điều trị rối loạn mỡ máu ở các nước châu Á, GS. Apichard Sukonthasarn
- Tóm tắt khuyến cáo chẩn đoán và điều trị suy tim của VNHA: Cập nhật 2018, PGS.TS. Phạm Nguyễn Vinh (BV Tim Tâm Đức, TP. Hồ Chí Minh)
- Xử trí rối loạn nhịp thất: Cập nhật 2018, TS.BS. Phạm Quốc Khánh (Viện Tim Mạch Việt Nam, Hà Nội)
Chuyên đề 4: Tối ưu điều trị bệnh lý tim mạch
Chuyên đề 5: Điều trị tăng huyết áp: Cập nhật từ ACC và ESC 2018
- Cập nhật hướng dẫn điều trị tăng huyết áp 2018, PGS.TS.BS. Võ Thành Nhân (BV Chợ Rẫy)
- Bước đột phá trong điều trị tăng huyết áp 2018, PGS.TS. Trương Quang Bình (ĐH Y Dược TP. Hồ Chí Minh)
Chuyên đề 6: Phối hợp thuốc sớm ở người THA có kèm nguy cơ tim mạch cao
Chuyên đề 7: Tối ưu hoá điều trị người bệnh tăng huyết áp và suy tim: Liệu chúng ta có thể cải thiện hơn nữa?
- Tối ưu hóa điều trị suy tim: Cập nhật khuyến cáo mới, TS.BS. Nguyễn Quốc Thái (Viện Tim Mạch Việt Nam, Hà Nội)
- Hướng dẫn mới của ESC/ESH năm 2018 trong điều trị tăng huyết áp: Vị trí của chẹn Beta? GS. Reinhold Kreutz
Chuyên đề 8: Giảm tử vong tim mạch ở bệnh nhân nguy cơ cao: Thu hẹp khoảng cách bằng chứng – thực hành
- Mối liên quan giữa biến thiên huyết áp và đột quỵ, BS. Huỳnh Phúc Nguyên (BV Chợ Rẫy)
- Vai trò của statin trong bệnh mạch vành và can thiệp mạch vành, TS. BS. Nguyễn Thượng Nghĩa (BV Chợ Rẫy).
2. Rối loạn lipid máu
Chuyên đề 1: Từ kết quả nghiên cứu mới nhất đến cá thể hoá điều trị cho người bệnh tim mạch
- Đích LDL-C tối ưu: Phối hợp thuốc trong điều trị rối loạn lipid máu: Những thách thức có thể vượt qua, GS. Prof. Carlos Aguiar
- Áp dụng quan điểm vật lý vào hệ tim mạch để dự phòng đột quỵ tim và đột quỵ não, GS.TS. Thach Nguyen (IN, USA)
- Các chỉ điểm sinh học mới cho suy tim, BS. Alan Fong Yean Yip (National Heart Institute, Malaysia)
- Chúng ta nên làm gì đứng trước một bệnh nhân suy tim được coi là ổn định, GS. Reinhold Kreutz
- Đơn vị hồi sức tích cực tim mạch: Bài học từ lịch sử, GS. Gregory Barsness (Mayo Clinics, USA)
- Các rối loạn tim mạch chuyển hoá ở người suy tim, BS. Chanchal Chandramouli
- Bảo vệ cơ quan đích ở người đái tháo đường bằng thuốc ức chế hệ RAAS, GS. Toshihiko Ishimitsu
- Cải thiện kỳ vọng sống cho người đái đường có bệnh tim mạch, PGS.TS.BS. Phạm Mạnh Hùng (Viện Tim Mạch VN)
Chuyên đề 2: Phòng ngừa tiên phát: Hành động sớm bảo vệ sớm cho người bệnh tim mạch chuyển hóa
Chuyên đề 3: Kỷ nguyên mới trong điều trị rối loạn lipid máu
- Giảm LDL-C càng thấp càng tốt: Khía cạnh di truyền học dưới cái nhìn của bác sỹ lâm sàng tim mạch, TS.BS. Phạm Như Hùng (BV Tim HN)
- Bước tiến mới trong dự phòng biến cố tim mạch khi mono statin chưa đủ, TS.BS. Nguyễn Thanh Hiền (BV 115)
Chuyên đề 4: Đào tạo liên tục về tăng huyết áp và một số bệnh lý liên quan tại tuyến cơ sở
- Tóm tắt khuyến cáo chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp: Phần Điều trị, BS. Trần Văn Huy (BV Đa Khoa Đồng Nai)
- Xử lý cơn tăng huyết áp ở tuyến cơ sở, PGS.TS. Nguyễn Thị Bạch Yến (Viện Tim Mạch Việt Nam, Hà Nội)
- Kiểm soát huyết áp cho người đái đường ở tuyến cơ sở, TS.BS. Phạm Thái Sơn (CTQG Phòng Chống THA)
- Tăng huyết áp và rối loạn nhịp tim: Tiếp cận chẩn đoán và điều trị, TS.BS. Nguyễn Thanh Hiền (BV 115)
- (Ca lâm sàng) Kiểm soát huyết áp cho người có suy tim ở tuyến cơ sở, TS.BS. Trần Song Giang (Viện Tim Mạch Việt Nam)
- (Ca lâm sàng) Kiểm soát huyết áp cho người có tai biến mạch não cũ ở tuyến cơ sở, TS.BS. Phạm Trần Linh (Viện Tim Mạch VN)
- Tiếp cận chẩn đoán và điều trị gout cho người tăng huyết áp tại tuyến cơ sở, PGS.TS.BS. Nguyễn Thị Ngọc Lan
- Điều trị đái tháo đường ở người tăng huyết áp tại tuyến cơ sở, ThS. Phạm Thu Hà
- Điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở người tăng huyết áp tại tuyến cơ sở, TS. Vũ Văn Giáp (BV Bạch Mai)
- Kiểm soát huyết áp cho người có bệnh thận mạn ở tuyến cơ sở, PGS.TS. Nguyễn Thị Bạch Yến (Viện Tim Mạch VN)
- Tiếp cận với tăng huyết áp thứ phát, GS.TS. Đỗ Doãn Lợi (BV Bạch Mai)
Chuyên đề 5: Nguy cơ tồn dư sau hội chứng vành cấp: Điều trị ngoài statin
Chuyên đề 6: Phòng ngừa Thứ Phát: Giảm tỷ lệ tử vong cho người bệnh nhồi máu cơ tim
Chuyên đề 7: Pitavastatin: liệu pháp mới cân bằng giữa hiệu quả và an toàn trong điều trị rối loạn lipid máu
Chuyên đề 8: Cá thể hoá kiểm soát đa yếu tố nguy cơ tim mạch
- Kháng thể đơn dòng kháng PCSK 9 trong điều trị bệnh xơ vữa động mạch, TS.BS. Đỗ Quang Huân (Viện tim TP HCM)
- Bổ sung các khoáng chất khi điều trị bệnh lý tim mạch: có thật sự cần thiết? TS.BS. Phạm Như Hùng (BV Tim Hà Nội).
3. Tim mạch với đái tháo đường hoặc các rối loạn chuyển hoá
Chuyên đề 1: Chiến lược điều trị bệnh mạch vành mạn tính ở người đái đường
- Can thiệp có thể làm gì để cải thiện tiên lượng cho người đái đường có bệnh mạch vành, Alan Yeung (Prof.) (Stanford, USA)
- Có gì mới trong điều trị nội khoa ở người đái đường có bệnh mạch vành, TS.BS. Nguyễn Ngọc Quang (Viện Tim Mạch Việt Nam, Hà Nội)
- Ca lâm sàng: chiến lược tái thông mạch vành ở người đái đường có tổn thương nhiều thân mạch vành, BS. Nguyễn Đỗ Anh (BV Nhân Dân Gia Định)
- Ca lâm sàng: chiến lược tái thông mạch vành ở người đái đường có tổn thương thân chung ĐMV trái, BS. Đỗ Văn Chiến (BV Quân đội TW 108)
- Ca lâm sàng: chiến lược tái thông mạch vành ở người đái đường có tổn thương nhiều mạch nhiều nơi, ThS.BS. Đinh Huỳnh Linh (Viện Tim Mạch Việt Nam, Hà Nội)
Chuyên đề 2: Bệnh lý tim mạch và đái đường: Cải thiện dự hậu tim mạch
Chuyên đề 3: Triển vọng giảm gánh nặng biến chứng Tim – Thận cho người bệnh đái tháo đường
- Phòng ngừa thứ phát so với phòng ngừa tiên phát biến cố tim mạch: Từ nghiên cứu đến thực tiễn lâm sàng, ThS.BS. Hoàng Việt Anh (Viện Tim Mạch Việt Nam)
- Bảo vệ thận cho người bệnh đái tháo đường: Từ cơ chế tác động đến cơ chế bảo vệ, TS.BS. Phan Hữu Hên (BV Chợ Rẫy)
Chuyên đề 4: Điều trị tăng huyết áp và đái tháo đường týp 2: Bằng chứng từ thử nghiệm lâm sàng tới dữ liệu thực tế
- Kiểm soát toàn diện huyết áp và bệnh thận do đái tháo đường, BS. Trần Minh Triết (ĐH Y Dược TPHCM)
- Kiểm soát huyết áp sau hội chứng vành cấp: vai trò của ARB, TS.BS. Nguyễn Quốc Thái (Viện Tim Mạch Việt Nam, Hà Nội)
Chuyên đề 5: Bệnh động mạch vành và dự phòng biến cố tim mạch ở người có bệnh mạch vành
- Điều trị nội khoa tối ưu hội chứng vành cấp có gì mới, BS. Phan Nam Hùng (BV Đa Khoa Bình Định)
- Tái thông hẹp mạch vành: Can thiệp mạch vành và Phẫu thuật bắc cầu nối có hiệu quả đến đâu? ThS.BS. Đinh Huỳnh Linh (Viện Tim Mạch VN, Hà Nội)
- Điều trị nội khoa tối ưu bệnh tim thiếu máu cục bộ ổn định: Chúng ta đã làm đúng và đủ chưa? GS.TS. Đặng Vạn Phước (ĐH Y Dược TP. HCM)
- Sau can thiệp mạch vành: Điều trị nội khoa tối ưu và toàn diện, PGS.TS. Phạm Nguyễn Vinh (BV Tim Tâm Đức, TP. HCM)
- Sau can thiệp động mạch vành: Tiếp cận và xử trí đau thắt ngực, TS.BS. Hoàng Anh Tiến (ĐH Y khoa Huế)
- Kiểm soát đường máu tối ưu khi đã có bệnh mạch vành, GS. Tạ Văn Bình (BV Nội tiết)
- Dự phòng biến cố và tử vong tim mạch ở người đái đường có bệnh mạch mạch vành, ThS.BS. Trần Bá Hiếu (Viện Tim Mạch VN, Hà Nội)
- Ngăn ngừa suy tim ở người đái đường đã có biến cố tim mạch: Chúng ta có thể làm gì tốt thêm nữa? TS.BS. Nguyễn Ngọc Quang (Viện Tim Mạch VN)
(Xem trang tiếp theo)
Xem thêm: