Video Hội nghị Tim mạch Tối ưu hoá chăm sóc người bệnh xuyên suốt dải bệnh lý tim mạch 2024

Hoi nghi tim mach toi uu hoa cham soc nguoi benh 2024

Giới thiệu

Nhằm trao đổi, cập nhật thông tin mới trong chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa bệnh tim mạch, Liên Chi hội Tim mạch TP. Hồ Chí Minh chủ trì và phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức hội nghị khoa học “Tối ưu hoá chăm sóc người bệnh xuyên suốt dải bệnh lý tim mạch 2024

Hội nghị lần này diễn ra ở 3 hội trường với 16 phiên báo cáo khoa học và 5 phiên hội thảo chuyên đề, có hơn 70 bài báo cáo. Nội dung gồm nhiều vấn đề quan trọng trong tim mạch như xơ vữa, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, suy tim và có nhiều bài báo cáo cập nhật về hình ảnh học tim mạch, các khuyến cáo mới.

Chương trình diễn ra vào ngày 20 tháng 7 năm 2024 tại TP. Hồ Chí Minh.

Nội dung tổng thể chương trình hội nghị:

  • Hội trường A
    1. Khai mạc hội nghị
    2. Phiên 1: Chăm sóc toàn diện người bệnh tim mạch trong kỷ nguyên mới
    3. Phiên 2: Các khuynh hướng mới trong điều trị kháng đông
    4. Phiên 3: Điều trị bệnh tim mạch xơ vữa: Từ thuốc đến can thiệp mạch vành qua da
    5. Phiên 4: Xử trí một số tình huống đặc biệt trong thực hành tim mạch học
    6. Phiên 5: Phòng ngừa và điều trị suy tim: Cập nhật 2024
    7. Phiên 6: Quản lý bệnh nhân tăng huyết áp trong kỷ nguyên mới
    8. Phiên 7: Cập nhật các khuyến cáo quốc tế về chẩn đoán và điều trị bệnh tim mạch
  • Hội trường B
    1. Phiên 1: Tối ưu hóa quản lý bệnh nhân suy tim
    2. Phiên 2: Các khuynh hướng mới trong điều trị kháng đông
    3. Hội thảo chuyên đề “Kỷ nguyên mới trong điều trị suy tim với phân suất tống máu dưới mức bình thường”
    4. Phiên 3: Quan điểm hiện nay về kiểm soát các yếu tố nguy cơ chuyển hóa
    5. Hội thảo chuyên đề “Vai trò của nitric oxide đối với hệ tim mạch”
    6. Phiên 4: Những tiến bộ hiện nay trong chẩn đoán hình ảnh tim mạch
    7. Phiên 5: Điều trị hội chứng mạch vành cấp và mạn: Có gì mới trong năm 2024?
  • Hội trường C
    1. Phiên 1: Những vấn đề chưa được quan tâm đúng mức trong thực hành tim mạch học (Phần 1)
    2. Phiên 2: Những vấn đề chưa được quan tâm đúng mức trong thực hành tim mạch học (Phần 2)
    3. Hội thảo chuyên đề “Bước tiến mới trong việc sử dụng các dấu ấn sinh học nhằm chẩn đoán và phân tầng nguy cơ bệnh tim mạch”
    4. Phiên 3: Điều trị chống huyết khối: Ưu tiên hiệu quả hay tính an toàn?
    5. Hội thảo chuyên đề “Từ can thiệp sớm đến điều trị giảm tử vong cho người bệnh tim mạch-thận: Cập nhật từ ESC-HF và KDIGO 2024”
    6. Hội thảo chuyên đề “Sự thay đổi vị trí của chẹn beta trong hướng dẫn ESH 2023: Ứng dụng vào lâm sàng”
    7. Phiên 4: Tối ưu hóa và các thể hóa các liệu pháp điều trị bệnh tim mạch

Video Hội nghị Tim mạch Tối ưu hoá chăm sóc người bệnh xuyên suốt dải bệnh lý tim mạch 2024

Khai mạc hội nghị

Hội trường A

Phiên 1: Chăm sóc toàn diện người bệnh tim mạch trong kỷ nguyên mới

Các bài báo cáo:

  1. Các xu thế dịch chuyển trong y học
    GS.TS. Đặng Vạn Phước (Trưởng Khoa Y, Đại học Quốc gia TP.HCM)
  2. Xử trí rối loạn tâm lý như một yếu tố nguy cơ tim mạch quan trọng
    ThS.BS. Lê Đình Phương (Bệnh viện FV TP. HCM)
  3. Gánh nặng cúm mùa trên bệnh nhân tim mạch và giá trị của vắc-xin cúm
    ThS.BS. Lương Cao Sơn (Bệnh viện ĐHYD TP. HCM)
  4. Chẩn đoán và điều trị thiếu sắt ở bệnh nhân suy tim
    BS.CK2. Bùi Thanh Quang (Bệnh viện Vinmec TP. HCM)

Phiên 2: Các khuynh hướng mới trong điều trị kháng đông

Các bài báo cáo:

  1. Kháng đông dài hạn: Giá trị và ứng dụng lâm sàng từ các dữ liệu đời thực
    BS.CK2. Nguyễn Thanh Hiền (Bệnh viện ĐHYD TP. HCM)
  2. Lựa chọn kháng đông trong điều trị lâu dài huyết khối tĩnh mạch sâu: Đâu là giải pháp tối ưu?
    ThS.BS. Nguyễn Gia Bình (Bệnh viện ĐHYD Huế)
  3. Cập nhật vai trò của kháng đông đường tiêm trong thời đại mới
    TS.BS. Trần Hòa (Bệnh viện ĐHYD TP. HCM)
  4. Kháng đông trên bệnh nhân rung nhĩ rối loạn chức năng thận: Chúng ta học được gì từ phân tích RESTORE?
    BS.CK2. Thượng Thanh Phương (Bệnh viện Nhân Dân 115)

Phiên 3: Điều trị bệnh tim mạch xơ vữa: Từ thuốc đến can thiệp mạch vành qua da

Các bài báo cáo:

  1. Sử dụng statin trên bệnh nhân châu Á: Những điểm cần cân nhắc
    PGS.TS. Hoàng Văn Sỹ (ĐHYD TP. HCM)
  2. Phòng ngừa biến cố tim mạch xơ vữa: siRNA – Công nghệ mới kiểm soát LDL-C
    ThS. BS. Ngô Thị Kim Ánh (Bệnh viện Tim Tâm Đức)
  3. Cập nhật về hội chứng mạch vành cấp dưới góc nhìn mới từ hình thái mảng xơ vữa không ổn định
    PGS.TS. Hồ Thượng Dũng (Bệnh viện Thống Nhất TP. HCM)
  4. Mảng xơ vữa dễ vỡ: Điều trị nội khoa hay can thiệp mạch vành qua da phòng ngừa?
    TS.BS. Ngô Minh Hùng (Bệnh viện Chợ Rẫy)

Phiên 4: Xử trí một số tình huống đặc biệt trong thực hành tim mạch học

Các bài báo cáo:

  1. Xử trí xuất huyết trên bệnh nhân rung nhĩ sau can thiệp mạch vành qua da
    TS.BS. Trương Phi Hùng (ĐHYDTP. HCM)
  2. Xử trí rối loạn nhịp trong thai kỳ
    TS.BS. Lê Thanh Liêm (Bệnh viện Hoàn Mỹ Saigon)
  3. Tầm quan trọng của việc tái đánh giá nguy cơ thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch cho bệnh nhân nội viện
    PGS.TS. Hoàng Văn Sỹ (ĐHYD TP. HCM)
  4. Chẩn đoán và điều trị hội chứng Brugada
    BS.CK2. Lê Phát Tài (Viện Tim TP. HCM)

Phiên 5: Phòng ngừa và điều trị suy tim: Cập nhật 2024

Các bài báo cáo:

  1. Dự đoán sớm đáp ứng lợi tiểu và lựa chọn chiến lược lợi tiểu tối ưu ở bệnh nhân suy tim sung huyết nhập viện
    PGS.TS. Hoàng Văn Sỹ (ĐHYD TP. HCM)
  2. Thuốc ức chế SGLT2: Từ phòng ngừa đến điều trị suy tim
    PGS.TS. Đỗ Quang Huân (Phân hội Tim mạch can thiệp Việt Nam)
  3. Suy tim sau nhồi máu cơ tim: Cập nhật chẩn đoán và điều trị (Dự phòng suy tim sau nhồi máu cơ tim: 5 điều bác sĩ cần biết)
    BS.CK2. Nguyễn Thanh Hiền (Bệnh viện ĐHYD TP. HCM)
  4. Khởi trị bằng thuốc ức chế SGLT2 trong điều trị suy tim nội viện: Cập nhật từ ESC HF 2024
    TS.BS. Đinh Đức Huy (Bệnh viện Tim Tâm Đức)

Phiên 6: Quản lý bệnh nhân tăng huyết áp trong kỷ nguyên mới

Các bài báo cáo:

  1. Cập nhật điều trị tăng huyết áp: Một số điểm cần chú ý sau ESH 2024
    TS.BS. Viên Hoàng Long (Viện Tim mạch Quốc gia)
  2. Tiếp cận thực tiễn vấn đề kém tuân thủ trong điều trị tăng huyết áp
    TS.BS. Trần Hòa (Bệnh viện ĐHYD TP. HCM)
  3. Can thiệp sớm bảo vệ thận cho bệnh nhân tăng huyết áp
    BS.CK2. Ngô Nguyễn Kim Hường (Bệnh viện Nhân dân 115)
  4. Biến thiên huyết áp: Lý thuyết hay thực tế?
    TS.BS. Tôn Thất Minh (Bệnh viện Tim Tâm Đức)

Phiên 7: Cập nhật các khuyến cáo quốc tế về chẩn đoán và điều trị bệnh tim mạch

Các bài báo cáo:

  1. Tóm tắt hướng dẫn ESC 2023 về chẩn đoán và điều trị viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn
    PGS.TS. Hồ Huỳnh Quang Trí (Viện Tim TP.HCM)
  2. Điều trị suy tim mạn: Có gì mới trong năm 2024?
    PGS.TS. Phạm Nguyễn Vinh (Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP. HCM)
  3. Đánh giá nguy cơ và điều trị tim mạch quanh phẫu thuật ngoài tim: Cập nhật khuyến cáo hiện hành
    BS.CK2. Thượng Thanh Phương (Bệnh viện Nhân dân 115)
  4. Tóm tắt hướng dẫn ACC/AHA/ACCP/HRS 2023 về chẩn đoán và điều trị rung nhĩ
    TS.BS. Tôn Thất Minh (Bệnh viện Tim Tâm Đức)

Hội trường B

Phiên 1: Tối ưu hóa quản lý bệnh nhân suy tim

Các bài báo cáo:

  1. Tối ưu thuốc điều trị suy tim dựa trên chứng cứ ở bệnh nhân sau nhập viện do suy tim cấp: Phân tích từ nghiên cứu STRONG-HF
    GS.TS. Nguyễn Đức Công (Hội đồng chuyên môn BVSKCBTƯ)
  2. Điều trị tăng cường giảm sung huyết trong suy tim cấp
    BS.CK2. Nguyễn Thanh Hiền (Bệnh viện ĐHYD TP. HCM)
  3. Hành trình tối ưu hóa điều trị và quản lý bệnh nhân suy tim với chương trình AHA – GWTG
    TS.BS. Vũ Quỳnh Nga (Bệnh viện Tim Hà Nội)

Phiên 2: Các khuynh hướng mới trong điều trị kháng đông

Các bài báo cáo:

  1. Suy giảm chức năng thận trong suy tim cấp: Tiếp cận thế nào hợp lý?
    ThS.BS. Giang Minh Nhật (Bệnh viện Nhân dân Gia Định)
  2. Suy tim phân suất tống máu bảo tồn và bện đi kèm
    ThS.BS. Nguyễn Ngọc Thanh Vân (Đại học Y Dược TP.HCM)
  3. Tăng huyết áp và bệnh thận mạn
    ThS.BS. Nguyễn Ngọc Lan Anh (Đại học Y Dược TP.HCM)

Hội thảo chuyên đề “Kỷ nguyên mới trong điều trị suy tim với phân suất tống máu dưới mức bình thường”

Chương trình do Novartis phối hợp tổ chức

  1. Tối ưu hóa điều trị suy tim với phân suất tống máu giảm và vai trò của ARNi
    BS.CK2. Lê Hoài Nam (ĐHYD TP. HCM)
  2. Cập nhật điều trị suy tim với phân suất tống máu dưới mức bình thường
    BS.CK2. Thượng Thanh Phương (Bệnh viện Nhân dân 115)

Phiên 3: Quan điểm hiện nay về kiểm soát các yếu tố nguy cơ chuyển hóa

Các bài báo cáo:

  1. Ảnh hưởng của dao động đường huyết lên biến cố tim mạch
    TS.BS. Tôn Thất Minh (Bệnh viện Tim Tâm Đức)
  2. LDL-C lowering therapy in the prevention of CV events
    GS.TS. Trương Quang Bình (Đại học Y Dược TP.HCM)
  3. Bước tiến trong điều trị đái tháo đường type 2 với liệu pháp tiêm phối hợp insulin nền và GLP-1 RA cho bn tim mạch – chuyển hóa
    TS.BS. Tôn Thất Minh (Bệnh viện Tim Tâm Đức)

Hội thảo chuyên đề “Vai trò của nitric oxide đối với hệ tim mạch”

Chương trình do Menarini phối hợp tổ chức

  1. Vai trò của nitric oxide trên hệ tim mạch
    TS.BS. Vũ Hoàng Vũ (Bệnh viện ĐHYD TP. HCM)
  2. Các bằng chứng tăng cường nitric oxide của nebivolol và zofenopril
    TS.BS. Nguyễn Văn Yêm (Viện Tim TP. HCM)

Phiên 4: Những tiến bộ hiện nay trong chẩn đoán hình ảnh tim mạch

Các bài báo cáo:

  1. Vai trò của cộng hưởng từ trong chẩn đoán bệnh động mạch chủ
    ThS.BS. Lê Thị Lan Hương (Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP. HCM)
  2. Vai trò của cộng hưởng từ trong chẩn đoán bệnh van tim
    TS.BS. Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP. HCM)
  3. Vai trò của cộng hưởng từ trong chẩn đoán viêm cơ tim: Nhân một số ca lâm sàng
    ThS.BS Lê Thị Lan Hương (Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP. HCM)
  4. Đa phương thức hình ảnh trong hướng dẫn điều trị triệt phá rung nhĩ
    BS. Nguyễn Phạm Cao Minh (Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP. HCM)

Phiên 5: Điều trị hội chứng mạch vành cấp và mạn: Có gì mới trong năm 2024?

*Bài báo cáo của Thầy Vinh bị thiếu phần sau.

Các bài báo cáo:

  1. Tái tưới máu bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp đến trễ
    BS.CK2. Nguyễn Thanh Hiền (Bệnh viện ĐHYD TP. HCM)
  2. Làm thế nào để tối ưu hóa điều trị cho bệnh nhân được can thiệp mạch vành qua da với kháng kết tập tiểu cầu?
    BS.CK2. Nguyễn Đỗ Anh (Bệnh viện Nhân dân Gia Định)
  3. Sử dụng kháng kết tập tiểu cầu cho bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp được điều trị nội khoa bảo tồn: Những điểm cần lưu ý
    TS.BS. Trần Hòa (Bệnh viện ĐHYD TP. HCM)
  4. Các tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị bệnh mạch vành mạn 2024
    PGS.TS. Phạm Nguyễn Vinh (Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP. HCM)

Hội trường C

Phiên 1: Những vấn đề chưa được quan tâm đúng mức trong thực hành tim mạch học (Phần 1)

Các bài báo cáo:

  1. Viêm động mạch Takayasu: Cập nhật chẩn đoán và điều trị
    PGS.TS. Phạm Nguyễn Vinh (Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP. HCM)
  2. Xử trí ngưng tim trong thai kỳ
    TS.BS. Lê Thanh Liêm (Bệnh viện Hoàn Mỹ Saigon)
  3. Bệnh cơ tim hạn chế amyloidosis: Chẩn đoán và điều trị
    PGS.TS. Phạm Nguyễn Vinh
  4. Viêm cơ tim cấp thể giả nhồi máu cơ tim: Nhân ca lâm sàng
    TS.BS Phạm Hữu Văn (Bệnh viện Nhân dân 115)

Phiên 2: Những vấn đề chưa được quan tâm đúng mức trong thực hành tim mạch học (Phần 2)

Các bài báo cáo:

  1. Bệnh cơ tim giãn nở: Tiếp cận toàn diện về chẩn đoán và điều trị
    PGS.TS. Phạm Nguyễn Vinh (Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP. HCM)
  2. Vai trò của Lp(a) và CRP trong phòng ngừa tiên phát và thứ phát
    GS.TS. Nguyễn Đức Công (Hội đồng chuyên môn BVSKCBTƯ)
  3. Bất tương hợp van nhân tạo-bệnh nhân sau thay van động mạch chủ: Ảnh hưởng trên tiên lượng và chẩn đoán
    BS. Nguyễn Tiến Hào (Viện Tim TP. HCM)
  4. Làm cách nào để ngăn ngừa bất tương hợp van nhân tạo-bệnh nhân sau thay van động mạch chủ?
    TS.BS. Văn Hùng Dũng (Viện Tim TP. HCM)

Hội thảo chuyên đề “Bước tiến mới trong việc sử dụng các dấu ấn sinh học nhằm chẩn đoán và phân tầng nguy cơ bệnh tim mạch”

Chương trình do Roche Diagnostics phối hợp tổ chức

  1. Vai trò của hs-cTnT trong hội chứng mạch vành cấp và đánh giá nguy cơ tim mạch trong phẫu thuật ngoài tim
    PGS.TS. Hồ Huỳnh Quang Trí (Viện Tim TP.HCM)
  2. Khoảng cách giữa khuyến cáo Việt Nam và các khuyến cáo trên thế giới về sử dụng NPs trong xử trí bệnh nhân suy tim
    GS.TS. Trương Quang Bình (Đại học Y Dược TP.HCM)

Phiên 3: Điều trị chống huyết khối: Ưu tiên hiệu quả hay tính an toàn?

Các bài báo cáo:

  1. Không điều trị chống đông có phải lựa chọn tốt nhất cho những bệnh nhân cao tuổi có nguy cơ té ngã?
    PGS.TS. Hoàng Văn Sỹ (ĐHYD TP. HCM)
  2. Lựa chọn kháng đông ở người bệnh rung nhĩ châu Á: Dữ liệu về hiệu quả và an toàn
    PGS.TS. Trần Kim Trang (ĐHYD TP. HCM)
  3. Tiêu sợi huyết – điều trị thuyên tắc phổi: Liều nào, đối tượng nào phù hợp?
    BS.CK2. Đặng Quý Đức (Bệnh viện Chợ Rẫy)
  4. Các thang điểm chảy máu và chiến lược chống huyết khối trong bệnh mạch vành: Cập nhật 2024
    BS.CK2. Thượng Thanh Phương (Bệnh viện Nhân dân 115)

Hội thảo chuyên đề “Từ can thiệp sớm đến điều trị giảm tử vong cho người bệnh tim mạch-thận: Cập nhật từ ESC-HF và KDIGO 2024”

Chương trình do Astrazeneca phối hợp tổ chức

  1. Điều trị giảm tử vong cho người bệnh thận mạn: Từ khuyến cáo đến thực hành lâm sàng
    TS.BS. Trương Phi Hùng (ĐHYDTP. HCM)
  2. Thực tế bắt đầu và duy trì tứ trụ trong điều trị suy tim: Cập nhật từ ESC-HF 2024
    BS.CK2. Thượng Thanh Phương (Bệnh viện Nhân dân 115)

Hội thảo chuyên đề “Sự thay đổi vị trí của chẹn beta trong hướng dẫn ESH 2023: Ứng dụng vào lâm sàng”

Chương trình do Merck phối hợp tổ chức

  1. Vị trí của chẹn beta trong các hướng dẫn điều trị THA mới nhất
    TS.BS. Vũ Quỳnh Nga (Bệnh viện Tim Hà Nội)
  2. Tối ưu hóa phối hợp chẹn beta trong điều trị tăng huyết áp theo ESH 2023
    PGS.TS. Hoàng Văn Sỹ (ĐHYD TP. HCM)

Phiên 4: Tối ưu hóa và các thể hóa các liệu pháp điều trị bệnh tim mạch

Các bài báo cáo:

  1. Lựa chọn kháng đông trên bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp: Từ lý thuyết đến thực tế lâm sàng
    TS.BS. Nguyễn Thượng Nghĩa (Bệnh viện Chợ Rẫy)
  2. Dự phòng đột quỵ tiên phát trên bệnh nhân rung nhĩ: Những vấn đề cần quan tâm
    PGS.TS. Nguyễn Văn Tân (ĐHYD TP. HCM)
  3. Giảm độ lọc cầu thận khi dùng dapagliflozin ở bệnh nhân HFmrEF và HFpEF: Phân tích từ nghiên cứu DELIVER
    GS.TS. Nguyễn Đức Công (Hội đồng chuyên môn BVSKCBTƯ)

Nguồn: Liên chi hội Tim mạch TP Hồ Chí Minh

Trang web đang upload liên tục các video bài giảng và tài liệu chẩn đoán hình ảnh. Để nhận thông báo về các bài viết mới nhất, vui lòng đăng ký Nhận bài viết mới và theo dõi Kênh Youtube

Tải thêm Video Siêu âm Tim mạch

Check Also

[CME] Hình ảnh ổ bụng (Buổi 1): Chẩn đoán hình ảnh cấp cứu bụng

Chuỗi chương trình đào tạo liên tục (CME) về Hình ảnh học ổ bụng do Chi hội Hình ảnh học B…