Bác sĩ mới tốt nghiệp cần lưu ý gì?

Tác giả: BS Trịnh Trân
Nguồn: Cộng đồng Y khoa

Một vài điểm mình nghĩ các bạn mới tốt nghiệp nên để ý.

Bên dưới là mức độ chứng cứ D [do mình bịa ra]. Mức độ khuyến cáo IIb [có thể dùng].

Những điểm chung

1. Chứng chỉ hành nghề (CCHN) (sau này sẽ đổi tên thành Giấy phép hành nghề) là quan trọng nhất.

2. Đầu năm 2027 sẽ bắt đầu thi lấy CCHN.

3. Nếu bạn đủ kinh phí hoặc có nguồn tài trợ, hãy học sau đại học.

4. Nếu bạn đủ kinh phí hoặc có nguồn tài trợ, nhưng rớt sau đại học, hãy đi học 18 tháng.

5. Nếu bạn không có kinh phí và không có nguồn tài trợ, hãy đi làm.

6. Lương: Thấp (lương thực nhận đa phần là 3tr2)

7. Việc: Bão hoà (ở thành phố lớn, bệnh viện lớn, ngành thu nhập cao)

8. Môi trường làm việc: Không như trên phim Hàn Quốc.

9. Vị thế bản thân: Tránh ra dẻ, vì nếu không có chúng ta thì bệnh viện vẫn hoạt động tốt.

10. Kiến thức: Tốt nghiệp đại học chỉ mới là khởi đầu, còn rất nhiều thứ phải học phía trước.

Nếu có ý định học sau đại học

1. Tốt nhất là học nội trú: 3 năm là có cchn chuyên khoa.

2. Có thể học thạc sĩ nếu muốn đi dạy hoặc có ý định đi 1 trong 4 chuyên khoa nội, ngoại, sản, nhi: 2 năm Ths + 1.5 năm thực hành lấy cchn là có cchn chuyên khoa. Một vài nơi họ sẽ cho bạn thực hành lấy cchn 18 tháng trong thời gian học thạc sĩ luôn. Nơi nào thì các bạn tự tìm hiểu, mình không tiện nói ở đây. Nhưng tốt nhất vẫn là học CK1.

3. Không khuyến nghị đi học Ths chuyên khoa lẻ vì chưa có quy định cụ thể về thạc sĩ. Hiện chỉ mới là đang phỏng đoán. Đi chuyên khoa lẻ thì nên học CK1.

Nếu có ý định học 18 tháng

1. Tốt nhất là học ở các bệnh viện lớn. Vì đa dạng các mặt bệnh. Tự học là chủ yếu.

2. Có thể học ở các bệnh viện địa phương nếu bạn thiếu kinh phí.

Nếu có ý định đi làm

1. Cân nhắc giữa được và mất khi đi tiền. Ví dụ bỏ 400 triệu để xin 1 công việc mà tổng thu nhập (lương + các khoản khác) chỉ được 4 triệu/tháng thì nên bỏ qua. Đi tiền được coi là đưa hối lộ, đây là phạm pháp.

2. Cân nhắc môi trường làm việc. Môi trường làm việc vận hành bằng tình, tiền thì các bạn dễ bị quấy rối.

3. Cân nhắc giữa công và tư. Nếu các bạn theo ngành làm thủ thuật nhiều (ngoại, sản) thì nên ưu tiên bv công. Nếu các bạn theo hướng lí thuyết nhiều (nội, nhi) thì có thể cân nhắc ở bv tư.

4. Cân nhắc giữa gần nhà và xa nhà. Hãy nên gần cha gần mẹ. Gần vợ nữa thì tốt.

5. Cân nhắc giữa gắn bó và dừng việc. Hãy cố gắng tìm hiểu các điều kiện ràng buộc tại cơ sở bạn làm việc. Nếu bạn gắn bó thì tương lai của bạn sẽ như thế nào, nếu bạn dừng việc thì thiệt hại của bạn như thế nào. Cũng nên xem xét đến lợi ích và ảnh hưởng phía đơn vị tuyển dụng, vì dù sao trong thời buổi bão hoà như hiện tại, họ nhận bạn có nghĩa là họ rất coi trọng bạn.

6. Cân nhắc thực hành không lương. Nếu bạn quá mong muốn vào 1 khoa của bệnh viện A. Bạn có thể viết đơn xin giám đốc bệnh viện A thực hành không lương, hoặc trả 1 ít học phí, có khả năng sau 1 thời gian bạn sẽ được nhận làm việc chính thức.

7. Cân nhắc thu nhập. Dù sao chúng ta cũng cần phải ăn để sống. Không thể tháng nào cũng xin tiền nhà được.

8. Cân nhắc việc bị giữ bằng. Bằng gốc đại học chỉ cấp 1 lần, để người khác giữ coi như mất.

9. Cân nhắc việc bị giữ CCHN. CCHN được cấp, cấp lại nhiều lần, có thể không quan trọng hơn bằng đại học. Nhưng tốt nhất đừng để bị giữ.

10. Nếu bạn làm ở bệnh viện công, bạn nên nộp đơn và đi làm sớm trước khi kì thi viên chức ở bệnh viện đó diễn ra, vì bạn sẽ được ưu tiên ở khoa bạn yêu thích.

11. Chú trọng khi giao tiếp xung quanh. Mình nghĩ nhẹ nhàng và cầu thị sẽ giúp bạn đỡ bị những rắc rối không đáng có. Ví dụ điều dưỡng chỉ định y lệnh cho bạn, thay vì combat hãy “Dạ dạ dạ em cảm ơn” rồi sau đó im im mà ghi y lệnh theo phác đồ, vì chính là là người chịu trách nhiệm trước bệnh nhân, trước pháp luật và trước người hướng dẫn cho bạn.

Tài liệu tra cứu khi đi làm

1. Tin người một cách có chọn lọc. Đừng dại khờ họ nói gì cũng tin. Thông tin nên kiểm chứng lại 2 lần.

2. Uptodate, BMJ Best Practice tra khám, chẩn đoán, điều trị.

3. Lexicomp tra thuốc, tương tác.

4. Sanford Guide tra kháng sinh chuyên sâu.

5. Các hiệp hội y học trên thế giới.

6. Tiếng anh chuyên ngành nên biết, miễn sao đủ đọc được tài liệu.

BS Trịnh Trân

  • Đêm trực hú vía

    Mỗi nghề có mỗi khó khăn nguy hiểm khác nhau nhưng nghề y đúng là nghề nguy hiểm thiệt. Dù…
  • Giai Nobel Y hoc 2024

    Giải Nobel Y học 2024

    Hội đồng Nobel đã công bố giải Nobel Y sinh năm 2024 vào ngày 7 tháng 10 năm 2024 (giờ Việ…
  • hoi chung sinh vien y khoa

    Hội chứng sinh viên Y khoa

    Hội chứng sinh viên y khoa (Medical Students' Disease), Second Year Syndrome (hội chứng nă…
Tải thêm Blog Y khoa

Check Also

Bệnh nhiễm salmonella (Bản dịch BMJ Best Practice)

Bài viết Bệnh nhiễm salmonella là bản dịch tiếng Việt từ BMJ Best Practice, đưa ra hướng d…