Chẩn đoán hình ảnh hạch bạch huyết

chan doan hinh anh hach bach huyet

Bản gốc
– Tiêu đề: Current Concepts in Lymph Node Imaging
– Tác giả: Maha Torabi, Suzanne L. Aquino, Mukesh G. Harisinghani
– Nguồn: Journal of Nuclear Medicine September 2004, 45 (9) 1509-1518
Bản dịch
– Tiêu đề: Khái niệm hiện nay về chẩn đoán hình ảnh hạch bạch huyết
– Người dịch: ThS.BS. Lê Anh Tuấn – BV Bạch Mai (bsxqtuan.wordpress.com)

Bài viết trong series DẤU HIỆU CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH trình bày các dấu hiệu hình ảnh gợi ý hoặc đặc hiệu trên XQ, CT, MRI, Siêu âm.

Khi ung thư được phát hiện, phần lớn các khối u nguyên phát được đánh giá giai đoạn theo phân loại AJCC (American Joint Committee on Cancer) [1] về kích thước và lan rộng khu vực của khối u (T), sự liên quan hạch bạch huyết khu vực (N), hoặc di căn xa (M). Đánh giá tình trạng và giai đoạn của hạch bạch huyết rất quan trọng bởi vì di căn hạch ở nhiều loại ung thư nguyên phát làm hạn chế các lựa chọn điều trị, và cũng thiết yếu để xác định tiên lượng. Thí dụ, trong ung thư tiền liệt tuyến các bệnh nhân có hạch di căn sẽ không được phẫu thuật tiệt căn, thay vào đó là điều trị bổ trợ kiểm soát bệnh [2]. Số lượng các hạch bạch huyết bị các tế bào ác tính xâm nhập cũng có ảnh hưởng trong dự báo kết quả sống sót của bệnh nhân. Thí dụ, trong ung thư vú, 1-3 hạch bạch bị di căn đặt bệnh nhân trong tình trạng N1 và tỉ lệ sống sót 10 năm là trên 50%. Tuy nhiên, nếu 10 hoặc nhiều hạch hơn bị di căn thì bệnh nhân ở giai đoạn IIIB hoặc giai đoạn IV và tỉ lệ sống sót 10 năm là dưới 25% [3]. Do đó đánh giá giai đoạn hạch bạch huyết trước điều trị bằng các phương pháp chẩn đoán hình ảnh và các thủ thuật xâm lấn có vai trò rất quan trọng. Trong một số bệnh ác tính thì chẩn đoán hình ảnh có độ chính xác thấp, người ta cần phẫu thuật và làm đông lạnh các mảnh bệnh phẩm của hạch bạch huyết (vào thời điểm cắt khối u nguyên phát). Mặc dù đánh giá giai đoạn bằng phẫu thuật hạch bạch huyết và đánh giá mô học kỹ lưỡng các hạch bạch huyết được coi là tiêu chuẩn vàng ở nhiều loại bệnh ác tính-thí dụ như ung thư tiền liệt tuyến-nhưng kỹ thuật này là xâm phạm cơ thể và bị hạn chế bởi trường phẫu thuật khi lấy mẫu hạch. Hơn nữa, kỹ thuật này có độ chính xác hạn chế, thí dụ như báo cáo của Davis [4], trong phân tích mô học các mảnh cắt hạch trong mổ được làm đông lạnh cho kết quả âm tính giả cao tới 33% ở các hạch chậu của các bệnh nhân ung thư tiền liệt tuyến. Do đó cần phát triển các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh có độ chính xác cao để đánh giá hạch trước phẫu thuật .

Trước thời kỳ của các kỹ thuật tạo hình ảnh mặt cắt, chụp X quang hệ bạch huyết hai chân là thử nghiệm chuẩn để đánh giá và chia giai đoạn các hạch bạch huyết ở vùng bụng và khung chậu. Kỹ thuật này đánh giá và biểu thị đặc điểm hạch bạch huyết dựa vào các thay đổi cấu trúc bên trong [5]. Tuy nhiên thủ thuật xâm phạm cơ thể, khó nhọc, và không thể hiển thị rõ ràng các hạch bạch huyết ở trên mức đốt sống thắt lưng thứ hai và các hạch nằm ngoài khoang sau phúc mạc. Chụp X quang hệ bạch huyết đã được các kỹ thuật tạo hình ảnh lớp cắt, CT, MRI thay thế hiệu quả. Những phương pháp này được tiến hành thường qui để đánh giá u nguyên phát và có thể hiển thị dễ dàng hạch bạch huyết dọc theo các đường dẫn lưu của khối u.

Bài này tập trung miêu tả ngắn gọn sự phát triển của các kỹ thuật hình ảnh từ những phương pháp tạo ảnh theo giải phẫu thông thường đến các kỹ thuật phân tử để đánh giá sinh lý và chức năng các hạch bạch huyết.

Siêu âm (Ultrasound)

Mặc dù phổ biến và dễ sử dụng, siêu âm có những hạn chế cố hữu trong đánh giá các nhóm hạch bạch huyết ở trung thất, khoang sau phúc mạc, và vùng sâu của khung chậu. Tuy vậy, siêu âm đã được chứng minh là có lợi trong đánh giá các hạch bạch huyết cổ ở những bệnh nhân ung thư biểu mô vùng đầu và cổ [6-8]. Các hạch bạch huyết ở cổ xuất hiện trên siêu âm dưới dạng các cấu trúc giảm âm thuôn dẹt có lượng mỡ ít nhiều ở rốn hạch [9] (Hình 1). Rốn hạch có thể giàu mạch, nhưng thường thì ít mạch máu [10]. Thâm nhiễm ác tính làm thay đổi các đặc điểm siêu âm của hạch, khiến hạch to lên và thường tròn, tăng phân bố mạch máu ở ngoại vi hoặc hỗn hợp [11] (Hình 2). Sử dụng những đặc điểm đó trong phân biệt hạch cổ lành tính và ác tính, siêu âm đã chứng minh độ chính xác 89%-94% [12]. Thí dụ ở những bệnh nhân ung thư tuyến giáp, đánh giá siêu âm trước mổ các hạch bạch huyết cổ không những chính xác để phát hiện di căn hạch mà còn làm thay đổi phương thức phẫu thuật, làm dẽ dàng cắt bỏ hoàn toàn u nguyên phát và tái phát nhỏ tại khu vực [13]. Wunderbaldinger và cộng sự [14] đã đánh giá các di căn hạch bạch huyết dạng nang ở bệnh nhân ung thư biểu mô nhú tuyến giáp, và trong phần lớn các trường hợp họ thấy các hạch bạch huyết di căn có thành dày lên, có âm trong nang, nhiều vách và nốt bám thành.

chan doan hinh anh hach bach huyet_hinh 01

Hình 1. Hình thái siêu âm của hạch bạch huyết bình thường. Ảnh cho thấy cấu trúc giảm âm, dài giống hình xì gà (mũi tên).

chan doan hinh anh hach bach huyet_hinh 02

Hình 2. Hình thái siêu âm của hạch bạch huyết ác tính. Ảnh cho thấy hạch bạch huyết to, tròn có thành phần đặc và nang hỗn hợp ở một bệnh nhân ung thư nhu tuyến giáp di căn.

Siêu âm nội soi (endoscopic ultrasound, EUS) cũng được dùng để đánh giá hạch bạch huyết khu vực trong ung thư biểu mô thực quản, tuỵ, và trực tràng. Trong một nghiên cứu mới đây, Saltzman (15) công bố rằng EUS là kỹ thuật chính xác nhất để đánh giá giai đoạn khu vực-tại chỗ (T và N) đối với ung thư thực quản, và các chiến lược đánh giá đoạn tối ưu cho ung thư thực quản nên sử dụng chọc hút kim nhỏ qua siêu âm nội soi kết hợp với chụp CT hoặc PET (15).

Phương pháp tạo ảnh lớp cắt

Các phương pháp tạo hình ảnh lớp cắt hiện nay như CT và MRI là không xâm phạm cơ thể, được bệnh nhân chấp nhận, và thời gian chụp ngắn. Do những đặc điểm đó, các phương pháp này trở thành trụ cột để đánh giá nhiều loại u nguyên phát. Việc sử dụng các phương pháp đó đánh giá hạch bạch huyết dựa vào giải phẫu hạch hơn là sinh lý và chức năng. Trên ảnh lớp cắt, một hạch bạch huyết bình thường có kích thước < 1 cm, bờ rõ và nhẵn, mật độ hoặc tín hiệu đồng nhất, đồng đều. Phần lớn các hạch lành tính có rốn mỡ ở trung tâm, nó có đặc điểm riêng biệt trên CT và MRI (Hình 3 và 4). Hình dạng hạch bạch huyết có thể khác nhau tuỳ theo vị trí giải phẫu. Các hạch bạch huyết bình thường có hình bàu dục hoạc hình xì gà. Tiêu chuẩn chủ yếu để đánh giá giai đoạn hạch theo CT và MRI là kích thước hạch (Bảng 1), có thể đánh giá thêm hình thái hạch, thay đổi cường độ tín hiệu, và ngấm thuốc đối quang từ theo động học khi chụp MRI. Tuy nhiên, sử dụng kích thước làm yếu tố phân biệt chủ chốt giữa hạch lành tính và ác tính có những hạn chế. Rất khó thiết lập một giá trị ngưỡng cụ thể để phân biệt các hạch lành tính với ác tính, bởi vì ngưỡng kích thước nhỏ cho độ nhạy cao, độ đặc hiệu thấp và ngưỡng kích thước cao hơn cải thiện độ đặc hiệu, nhưng độ nhạy giảm đi [22-24, 26-28]. Phương pháp đánh giá bằng kích thước theo truyền thống thường bỏ sót di căn, nhất là khi di căn chỉ ở mức vi thể hoặc thâm nhiễm bán phần hạch bạch huyết. Tiêu chuẩn kích thước cụ thể cũng kém đi do viêm hoặc nhiễm khuẩn làm hạch bạch huyết to lên, dẫn đến biểu hiện đặc điểm không chính xác một hạch bạch huyết lành tính thành ác tính. Chỉ dựa vào tiêu chuẩn kích thước thì MRI không khác [29] thậm chí còn hơi kém [30] CT trong đánh giá di căn hạch bạch huyết khu vực.

chan doan hinh anh hach bach huyet_hinh 03

Hình 3. Hạch bạch huyết lành tính có rốn mỡ trung tâm. Ảnh CT cắt ngang, tiêm thuốc cản quang cho thấy hạch giữa tĩnh mạch chủ dưới-động mạch chủ (mũi tên) có rốn mỡ trung tâm.

chan doan hinh anh hach bach huyet_hinh 04

Hình 4. Ảnh T2W cắt ngang phần thấp ổ bụng cho thấy hạch giữa tĩnh mạch chủ dưới-động mạch chủ (mũi tên) có rốn mỡ trung tâm (đầu mũi tên).

Bảng 1. Tóm tắt y văn về giới hạn kích thước lớn nhất của hạch bạch huyết lành tính theo vị trí giải phẫu trên ảnh lớp cắt

chan doan hinh anh hach bach huyet_bang 1

Các nghiên cứu lâm sàng đánh giá giai đoạn ung thư dựa vào kích thước hạch bạch huyết sử dụng CT và MRI có kết quả gây bàn cãi, nhưng nói chung độ chính xác thấp (Bảng 2). Galiardi và cộng sự [25] thấy rằng trong ung thư trực tràng MRI có độ nhạy 67%, độ đặc hiệu 71%, độ chính xác 69% trong phát hiện hạch ác tính. Trong đánh giá ung thư cổ tử cung, Bipat và cộng sự [26] đánh giá độ chính xác của CT và MRI bằng cách duyệt lại 57 nghiên cứu có chất lượng cao từ năm 1985 đến 2002 và kết luận độ nhạy của MRI và CT trong phát hiện hạch di căn lần lượt là 60% và 43%. Do đó, người ta đã kết luận rằng kích thước hạch bạch huyết không phải là một thông số tin cậy để đánh giá hạch di căn [31-33].

Bảng 2. Tóm tắt các thử nghiệm lâm sàng CT/MRI đã được công bố

chan doan hinh anh hach bach huyet_bang 2 ct-mri

Việc chỉ có các thông số kích thước có độ chính xác thấp đã thúc đẩy nghiên cứu đánh giá hình thái hạch bằng CT và MRI, cùng với đánh giá các thay đổi cường độ tín hiệu, cũng như các thông số động học ngấm thuốc đối quang từ của MRI. Thêm tiêu chuẩn hình thái học để đánh giá các hạch bạch huyết (bình thường có hình trứng) nhằm tìm cách khai thác những thay đổi hình dạng do thâm nhiễm u. Những thay đổi đó có thể là hạch trở nên tròn hơn (tỉ lệ chiều dài/chiều ngang giảm đi), hoặc phì đại vỏ lệch tâm [16,34]. Lấy ngưỡng kích thước được dùng phổ biến ở khung chậu giải thích cho những thay đổi hình thái, người ta dùng ngưỡng đường kính 10 mm cho các hạch hình trứng trong khi dùng ngưỡng nhỏ hơn (8 mm) cho các hạch hình tròn [34]. Trong một nghiên cứu 4043 hạch nách ở các bệnh nhân ung thư vú, sử dụng phì đại vỏ lệch tâm hoặc điều kính chiều dài > 10 mm cùng với tỉ lệ chiều dài/chiều ngang < 1.6 tạo nên độ nhạy 79% và độ đặc hiệu 93% trong phát hiện di căn hạch bạch huyết, trong đó gần như tất cả hạch âm tính giả được chứng minh bị di căn có kích thước (đường kính dọc) < 10 mm [16].

Một số nghiên cứu đã điều tra tính hữu dụng của động học thuốc đối quang bằng chụp cộng hưởng từ (dynamic contrast-enhanced MRI) để phân biệt hạch bạch huyết bình thường và di căn [35,36]. So sánh đơn giản cường độ tín hiệu sau khi tiêm thuốc đối quang từ đã không cho thấy hiệu quả phân biệt hạch bạch huyết lành tính và ác tính [37]. Đúng hơn, phương pháp này dựa vào phân tích động học ngấm thuốc của các hạch bạch huyết sau tiêm bolus (tiêm nhanh, nhiều) chất đối quang từ (gadolinium chelate) và đánh giá những thay đổi ở vi tuần hoàn hạch như đặc điểm dòng chảy, lưu lượng, tính thấm vi mạch máu, và thể tích riêng phần (fractional volume) của khoang ngoại bào ngoài mạch máu tăng lên. Fischbein và cộng sự [36] đánh giá các hạch bạch huyết cổ 21 bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào vảy vùng đầu và cổ. Họ phát hiện thời gian tới đỉnh kéo dài hơn, ngấm thuốc tới đỉnh thấp hơn, dốc tối đa thấp hơn, và dốc rửa thuốc chậm hơn có ý nghĩa ở những hạch bạch huyết liên quan đến u so với những hạch bạch huyết bình thường. Các tác giả đã kết luận rằng trọng hạch bạch huyết ác tính có giảm vận chuyển chất đối quang tới mô và thể tích khoang ngoại bào giảm. Họ cũng chỉ ra khó khăn trong chuẩn hoá những thông số để có được dữ liệu có thể lặp lại. Trong một nghiên cứu hạch bạch huyết trung thất ở 9 bệnh nhân ung thư biểu mô phế quản, Laissy và cộng sự [38] đã phát hiện ngấm thuốc đối quang đạt đỉnh ở các hạch bạch huyết trong vòng 60-80 giây sau tiêm thuốc đối quang, sau đó có sự thải thuốc chậm. Trái lại, các hạch bạch huyết phản ứng biểu hiện sự ngấm thuốc tăng dần mà không có giá trị đỉnh nào trong vòng 6-8 phút đầu.

PET (Positron emission tomography)

Với những cải tiến kỹ thuật trong chẩn đoán hình ảnh chức năng, PET có tầm quan trọng rất lớn trong đánh giá hình ảnh hạch bạch huyết- chủ yếu sử dụng 18F-FDG tương tự glucose nên nó được hấp thu mạnh vào các tế bào có sự tăng phân huỷ glucose. 18F-FDG được phosphoryl hoá thành 18F-FDG-6P trong các tế bào u là những tế bào tương đối thiếu hụt glucose-6-phosphatase, các ảnh PET được chụp trong khoảng thời gian này. Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng phương pháp tạo ảnh PET bằng 18F-FDG đã cải thiện có ý nghĩa việc đánh giá giai đoạn của một số bệnh ác tính, đặc biệt là ung thư phổi (Bảng 3). Pieterman và cộng sự [24] đã chứng minh rằng độ nhạy và độ đặc hiệu của 18F-FDG PET hơn CT trong phát hiện các hạch bạch huyết ác tính và xếp giai đoạn ung thư phổi. Trong nghiên cứu của họ, độ nhạy và độ đặc hiệu của PET là 91% và 86% so với độ nhạy và độ đặc hiệu của CT là 75% và 66% trong phát hiện di căn trung thất. Tuy nhiên, độ phân giải ảnh của PET là tương đối thấp nên nó cản trở độ chính xác giải phẫu. Bổ xung kết hợp PET và CT bằng máy kép PET/CT hoặc căn chỉnh bằng vi tính [computer registration] đã phát triển để vượt qua cản trở này [41,42]. Với phương pháp tạo ảnh bằng kết hợp CT và PET thì độ chính xác trong đánh giá giai đoạn đã được cải thiện. Chồng ảnh CT có độ phân giải không gian cao đã cải thiện việc định vị những vùng tăng hấp thu trong các hạch bạch huyết (Hình 5). Lardinois và cộng sự [41] đã báo cáo độ chính xác xếp giai đoạn ung thư phổi bằng máy kép PET/CT tăng lên so với đọc kết quả chỉ bằng CT hoặc PET. Theo Aquino và cộng sự [42]. Căn chỉnh vi tính các tập số liệu của CT và PET làm cải thiện độ đặc hiệu khi đánh giá giai đoạn hạch bạch huyết trong ung thư phổi do hiển thị tốt hơn các hạch di căn và giúp phát hiện các vùng tập trung 18F-FDG do nguyên nhân sinh lý (thực quản và hồ máu) hoặc viêm (các mạch máu vữa xơ).

chan doan hinh anh hach bach huyet_hinh 05

Hình 5. Bệnh nhân nữ 57 tuổi đau ngực sau cắt thuỳ phổi vì ung thư phổi 4 năm trước. (A) Ảnh CT cho thấy tổn thương hỗn hợp mô mềm và dịch ở khoang màng phổi trái. Các hạch trước mạch máu và vùng nách được đọc là bình thường. (B) Chụp kép PET/CT cắt ngang cho thấy tăng hấp thu trong khối mô mềm cũng như ở các hạch trước mạch máu và nách, dấu hiệu này chỉ ra bệnh tái phát có di căn hạch.

Bảng 3. Tóm tắt các thử nghiệm lâm sàng sử dụng PET đánh giá hạch bạch huyết

chan doan hinh anh hach bach huyet_bang 3 pet

Vai trò phát hiện ung thư tái phát của 18F-FDG PET cũng đã được chứng minh. Chẩn đoán hình ảnh sau điều trị [ung thư] gặp thách thức lớn bởi vì biến dạng dạng phẫu do điều trị bằng phẫu thuật và xạ trị. Các vùng mô sẹo có thể giả hoặc che đậy tổn thương tái phát sớm. 18F-FDG PET có lợi trong theo dõi bệnh nhân sau điều trị [43-45]. Aquino và cộng sự [46] thấy rằng kết hợp ảnh của PET và CT đã cải thiện việc xác định vị trí tái phát ở lồng ngực những bệnh nhân ung thư phổi được phẫu thuật và xạ trị so với kết quả của PET không kết hợp ảnh. 18F-FDG PET cải thiện độ nhạy và độ đặc hiệu trong đánh giá và tái đánh giá giai đoạn lymphoma so với chụp lấp lánh gali (gallium scintigraphy) và CT (Hình 6). Theo Buchmann và cộng sự [47], PET tốt hơn CT đáng kể trong phát hiện u ở những bệnh nhân có lymphoma không điều trị, đặc biệt là vùng trên hoành. Trong nhóm nghiên cứu của họ, thông tin từ các nghiên cứu PET đã dân đến thay đổi điều trị ở 8% bệnh nhân. Filmont và cộng sự báo cáo rằng 18F-FDG PET đã làm thay đổi quản lý lâm sàng ở 35% bệnh nhân lymphoma không Hodgkin của họ. Họ cũng báo cáo rằng PET tốt hơn các phương chẩn đoán hình ảnh thông thường một cách đáng kể trong việc dự đoán sống sót mà không mang bệnh.

chan doan hinh anh hach bach huyet_hinh 06

Hình 6. Hạch cạnh động mạch chủ ở một bệnh nhân lymphoma được nhìn thấy cả hai bên trên PET nhưng chỉ thấy mở một bên trên CT. (A) Ảnh CT tiêm thuốc cản quang cắt ngang cho thấy hạch to cạnh bờ phải động mạch chủ (mũi tên). (B) Ảnh PET cắt đứng ngang cho thấy các vùng ở hai bên động mạch chủ hấp thu mạnh gợi đến hạch ác tính cạnh động mạch chủ ở cả hai bên (mũi tên).

Các khối u đường tiết niệu là một thách thức đặc biệt đối với 18F-FDG PET. Thí dụ, Hain và Maisey [49] thấy PET có giá trị hạn chế với ung thư tiền liệt tuyến trong việc phân biệt giữa tăng sản phì đại lành tính và ung thư biểu mô tuyến (adenocarcinoma). 11C-Acetate và 11C-methionine đã chứng tỏ tiềm năng là những hoá chất tốt hơn trong chẩn đoán hình ảnh các khối u tiền liệt tuyến. Theo Oyama và cộng sự [50], 11C-acetate cải thiện việc phát hiện hạch bạch huyết khung chậu bị ung tiền liệt tuyến di căn so với 18F-FDG PET. 11C-Acetate phát hiện di căn hạch bạch huyết ở 5 bệnh nhân, 18F-FDG PET chỉ cho thấy bất thường hạch ở 2 trong 5 bệnh nhân. Theo Macapinlac và cộng sự [51], 11C-methionine tốt hơn 18F-FDG đối với chẩn đoán hình ảnh ung thư tiền liệt tuyến do tỉ số u/máu cao hơn và hấp thu nhanh sớm hơn. Cũng vậy, trạng thái bình ổn trong hấp thu của u (đường cao nguyên) vẫn hằng định dài hơn, cho phép ghi ảnh toàn thân đồng nhất hơn.

Rất nhiều nghiên cứu lâm sàng đã cho thấy rằng 18F-FDG PET có những hạn chế trong việc xác định chính xác hạch bạch huyết trong trung thất. 18F-FDG không phải chất đánh dấu thật sự chọn lọc để ghi ảnh u bởi vì có nhiều tế bào khác ngoài u cũng sử dụng nhiều glucose. Thí dụ, các đại thực bào trong các tổn thương viêm và nhiễm khuẩn có thể biểu hiện tăng hấp thu 18F-FDG [52,53]. Gupta và cộng sự [54] thấy trong nhóm bệnh nhân nghiên cứu của họ độ nhạy thấp trong phát hiện di căn hạch trung thất bằng PET do hấp thu bất thường của 18F-FDG trong các hạch bạch huyết liên quan đến bệnh u hạt hoặc bệnh bụi silic phổi (silicosis). Do đó các tác giả này khuyến cáo soi trung thất để so sánh bệnh học ở bất cứ bệnh nhân nào có hạch bạch huyết bất thường phát hiện bằng 18F-FDG PET.

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng các hạch bạch huyết liên quan đến ung thư biểu mô tế bào tiểu phế quản-phế nang (bronchioloalveolar cell carcinoma) và u carcinoid có thể làm tăng các kết quả âm tính – giả với 18F-FDG PET [55-58]. Các kết quả âm tính – giả cũng có thể tăng lên với những hạch bạch huyết đường kính < 1cm, những hạch liên quan đến các khối biệt hoá rõ (Hình 7), những hạch nằm gần khối u nghuyên phát, hoặc những hạch chứa di căn vi thể [59,60]. Rasanen và cộng sự [61] thấy 18F-FDG PET bị hạn chế trong phát hiện những di căn hạch bạch huyết khu vực trong ung thư biểu mô thực quản. Mặc dù độ nhạy trong phát hiện khối u nguyên phát là 84%, độ nhạy trong phát hiện hạch bạch huyết khu vực là 37%, độ đặc hiệu 100%. Trong một số bệnh ác tính, như ung thư biểu mô vú và u hắc tố, phẫu thuật để sinh thiết hạch bạch huyết báo hiệu (sentinel lymph node) tốt hơn nhiều so với PET để phát hiện di căn vi thể sớm ở những hạch bạch huyết dẫn lưu. Barranger [62] đã báo cáo độ nhạt của PET là 20% trong phát hiện bệnh của hạch bạch huyết báo hiệu. Van der Hoeven [63] đã báo cáo kết quả thậm chí còm kém hơn, trong nghiên cứu này PET âm tính giả ở tất cả 18 bệnh nhân có hạch dương tính khi sinh thiết bạch huyết báo hiệu. Tuy nhiên, cũng ở những [bệnh nhân có] khối u đó PET khá hữu ích trong phát hiện di căn hạch bạch huyết ở xa (Hình 8), di căn mô mềm và bộ xương , do đó nó vẫn là công cụ chẩn đoán hình ảnh hữu ích để đánh giá giai đoạn.

chan doan hinh anh hach bach huyet_hinh 07

Hình 7. Bệnh nhân nam 62 tuổi bị ung thư tuỵ. (A) Ảnh CT bộc lộ hạch bạch huyết quanh cửa gan (mũi tên). (B) Hạch không tăng hấp thu 18F-FDG. Tế bào học dương tính với ung thư biểu mô tuyến di căn.

chan doan hinh anh hach bach huyet_hinh 08

Hình 8. Bệnh nhân nữ 41 tuổi bị ung thư vú. (A) Ảnh PET/CT cho thấy tăng chuyển hoá bất thường ở hạch bạch huyết vùng cổ sau phải. (B) Ung thư đã bị bỏ qua khi đọc CT mà không có thông tin từ PET (mũi tên).

18F-FDG PET chỉ là bước khởi đầu của quá trình phát triển chẩn đoán hình ảnh phân tử. Các dược chất X quang khác đang được khám phá cho chẩn đoán hình ảnh u bướu, như 11C-acetate, 11C-methionine, và 18F-methyl choline cho ung thư tiền liệt tuyến [64]. Các kết quả nghiên cứu ban đầu cho thấy rằng 18F-fluorothymidine (dùng ghi ảnh các tế bào đang tăng sinh) là rất hữu ích để phát hiện các khối u phổi [65,66]. Các nghiên cứu cung đang tiên hành đối với các đầu dò hình ảnh phân tử PET để theo dõi liệu pháp điều trị gen [67,68].

Chụp cộng hưởng từ dùng hạt nano tăng tương phản (Nanoparticle-Enhanced MRI)

Sử dụng các chất tương phản đặc hiệu với hạch có thể khắc phục một số hạn chế của phương pháp cắt lớp. Các phần tử siêu nhỏ oxit sắt siêu thuận từ-ultrasmall superparamagnetic iron oxide particles (USPIO) ([ferumoxtran-10]) là một loại chất đối quang từ tương đối mới được phát triển trong những năm 1980 để chụp MRI bạch huyết thuốc tiêm theo đường tĩnh mạch [69,70]. Những hạt nano này đã được đánh giá là làm cải thiện khả năng phát hiện di căn hạch bạch huyết qua nhiều thử nghiệm lâm sàng [27,71-75]. Đánh giá bằng hạt nano cần chụp MRI 2 lần cách nhau 24 giờ. Chụp MRI thứ nhất dùng để đánh giá sự tồn tại và vị trí các hạch bạch huyết. 24 giờ sau khi tiêm chất tương phản, chụp MRI thứ hai dùng để đánh giá tăng tương phản ở các hạch bạch huyết đã xác định.

Sau khi tiêm tĩnh mạch, ferumoxtran-10 thoát từ từ khỏi mạch máu vào khoảng kẽ và sau đó được vận chuyển tới các hạch bạch huyết theo đường bạch mạch (Hình 9). Khi nằm trong hạch, những hạt nano gắn với đại thực bào, làm giảm cường độ tín hiệu trong các ảnh T2W và T2W. Mức độ giảm cường độ tín hiệu phụ thuộc vào liều ferumoxtran-10 và chuỗi xung MRI. Liều tối ưu được khuyến cáo hiện tại là 2.6 mg Fe cho mỗi kg cơ thể [76], và chuỗi xung thích hợp nhất để đánh giá mức độ mất tín hiệu là chuỗi xung gradient-echo T2-weighted. Chuỗi xung này nhạy hơn các chuỗi xung khác đối với những hiệu ứng nhạy từ của ferumoxtran-10. Nếu một phần hoặc toàn bộ hạch bị di căn thâm nhiễm thì vùng hoặc hạch đó không hấp thu ferumoxtran-10, do đó cường độ tín hiệu vẫn cao sau khi tiêm các hạt nano (không giảm cường tín hiệu). Phổ của các dạng ngấm thuốc ở hạch sau tiêm ferumoxtran-10 phụ thuộc vào mức độ di căn thâm nhiễm hạch từ tối đồng nhất đến hoàn toàn không hấp thu ferumoxtran-10 (Hình 10). Các kết quả âm tính – giả thường do những ổ di căn vi thể ở những hạch bạch huyết nhỏ dưới ngưỡng phát hiện của các máy MRI hiện nay, các kết quả dương tính – giả chủ yếu do tăng sản phản ứng, tích mỡ khu trú trong hạch, và liều ferumoxtran-10 không đủ. Cho dù có những hạn chế đó, độ chính xác đã được báo cáo của kỹ thuật mới này vượt qua những thông số thông thường đã báo cáo trước đây. Tóm tắt các loạt báo cáo về MRI sử dụng ferumoxtran-10 được trình bày trong Bảng 4.

chan doan hinh anh hach bach huyet_hinh 09

Hình 9. Soi kính hiển vi điện tử và mô hình của ferumoxtran-10. (A và B) ảnh chụp qua kính hiển vi điện tử của tinh thể hạt nano siêu nhạy từ hình lục giác đo trung bình 3 nm (A, vạch đo = 10 nm; B, thanh = 1 nm). (C và D) Mô hình phân tử của các dextran liên kết bề mặt (surface-bound 10-kDa dextrans, kích thước hạt trung bình 28 nm) và tinh thể oxit sắt. (E) Cơ chế hoạt động. Các hạt nano được tiêm vào tĩnh mạch và tới khoảng kẽ, được mạch bạch huyết khắp nơi dẫn lưu về hạch bạch huyết. Rối loạn dòng chảy bạch huyết hoặc cấu trúc hạch bất thường do di căn dẫn tới các dạng tập trung bất thường có thể phát hiện bằng MRI [71].

chan doan hinh anh hach bach huyet_hinh 10

Hình 10. Các kiểu (phổ) thay đổi cường độ tín hiệu hạch khi dùng các hạch nano từ. (A-C) Hạch bạch huyết bình thường ở vùng động mạch chậu trái trên ảnh MRI không tiêm thuốc đối quang (A) và 24 giờ sau tiêm thuốc đối quang ferumoxtran-10 (mũi tên) (B). Lưu ý giảm đồng nhất cường độ tín hiệu do tập trung ferumoxtran-10. (C) Hô học tương ứng (phóng đại 10 lần). (D-F) Hạch bạch huyết không to cạnh động mạch chậu bị mô u thay thế hoàn toàn (mũi tên). (D) MRI thường qui cho thấy hạch bạch huyết cường độ tín hiệu cao. (E) 24 giờ sau tiêm ferumoxtran-10. Lưu ý rằng cường độ tín hiệu của hạch vẫn cao. (F) Mô học tương ứng. (G-I) Di căn vi thể ở hạch sau phúc mạc. (G) Ảnh MR cho thấy hạch bạch huyết cường độ tín hiệu cao. (H) MRI tiêm ferumoxtran-10 chứng bộ lộ 2 ổ cường độ tín hiệu cao (mũi tên) bên trong hạch tương ứng với các ổ di căn nhỏ 2mm. (I) Mô học tương ứng khẳng định sự hiện diện của ung thư biểu mô tuyến bên trong hạch [71].

Bảng 4. Tóm tắt các thử nghiệm lâm sàng sử dụng USPIO

chan doan hinh anh hach bach huyet_bang 4 uspio

Kết luận

Vai trò quan trọng của bác sỹ X quang trong chẩn đoán hình ảnh ung bướu, thứ nhất là đánh giá giai đoạn trước điều trị chính xác để lập kế hoạch cho thuốc, phẫu thuật, và can thiệp xạ trị, thứ hai là kiểm tra đáp ứng điều trị và theo dõi sau điều trị bệnh. Đánh giá giai đoạn hạch là một phần không thể thiệu của quá trình này. Mặc dù vẫn còn nhiều bàn cãi về mức độ thích hợp của chẩn đoán hình ảnh trước điều trị trong đánh giá tình trạng hạch bạch huyết ở bệnh nhân bị bệnh ác tính, các yếu tố khác nên cân nhắc dựa vào khối u nguyên phát, bao gồm độ chính xác và độ nhạy của các phương pháp chẩn đóan hình ảnh được dùng để điều tra, chi phí-hiệu quả của từng phương pháp, và tình trạng sẵn có của phương tiện chẩn đoán. Kinh nghiệm của bác sỹ X quang cũng đóng vai trò chủ chốt trong thu nhận và diễn giải hình ảnh.

Với các tiến bộ công nghệ, có xu hướng nghiêng về các phương pháp chẩn đoán hình ảnh chức năng hạch bạch huyết hơn chỉ đơn giản dựa vào hình ảnh cắt lớp hạch. PET/CT và MRI sử dụng hạch nano cho cả thông tin giải phẫu và chức năng và hơn hẳn các phương pháp chỉ cung cấp thông tin giải phẫu hoặc chức năng.

Tài liệu tham khảo
  1. American Joint Committee on Cancer, American College of Surgeons. AJCC Cancer Staging Manual. 5th ed. Fleming ID, Cooper JS, Henson DE, et al., eds. Philadelphia, PA: American Cancer Society; 1997.
  2. Cheng L, Zincke H, Blute ML, Bergstralh EJ, Scherer B, Bostwick DG. Risk of prostate carcinoma death in patients with lymph node metastasis. Cancer. 2001;91:66–73.
  3. Yarbro JW, Page DL, Fielding LP, Partridge EE, Murphy GP. American Joint Committee on Cancer Prognostic Factors Consensus Conference. Cancer. 1999;86:2436–2446.
  4. Davis GL. Sensitivity of frozen section examination of pelvic lymph nodes for metastatic prostate carcinoma. Cancer. 1995;76:661–668.
  5. Guermazi A, Brice P, Hennequin C, Sarfati E. Lymphography: an old technique retains its usefulness. Radiographics. 2003;23:1541–1558.
  6. Baatenburg de Jong RJ, Rongen RJ, De Jong PC, et al. Screening for lymph nodes in the neck with ultrasound. Clin Otolaryngol. 1988;13:5–9.
  7. Vassallo P, Wernecke K, Roos N, Peters PE. Differentiation of benign from malignant superficial lymphadenopathy: the role of high resolution US. Radiology. 1992;183:215–220.
  8. Vassallo P, Edel G, Roos N, et al. In-vitro high-resolution ultrasonography of benign and malignant lymph nodes: a sonographic-pathologic correlation. Invest Radiol. 1993;28:698–705.
  9. Marchal G, Oyen R, Verschakelen J, Gelin J, Baert AL, Stessens RC. Sonographic appearance of normal lymph nodes. J Ultrasound Med. 1985;4:417–419.
  10. Ying M, Ahuja A. Sonography of neck lymph nodes. Part I. Normal lymph nodes. Clin Radiol. 2003;58:351–358.
  11. Ahuja A, Ying M. Sonography of neck lymph nodes. Part II. Abnormal lymph nodes. Clin Radiol. 2003;58:359–366.
  12. Griffith JF, Chan AC, Ahuja AT, et al. Neck ultrasound in staging squamous oesophageal carcinoma: a high yield technique. Clin Radiol. 2000;55:696–701.
  13. Kouvaraki MA, Shapiro SE, Fornage BD, et al. Role of preoperative ultrasonography in the surgical management of patients with thyroid cancer. Surgery. 2003;134:946–954.
  14. Wunderbaldinger P, Harisinghani MG, Hahn PF, et al. Cystic lymph node metastases in papillary thyroid carcinoma. AJR. 2002;178:693–697.
  15. Saltzman JR. Section III: endoscopic and other staging techniques. Semin Thorac Cardiovasc Surg. 2003;15:180–186.
  16. Yoshimura G, Sakurai T, Oura S, et al. Evaluation of axillary lymph node status in breast cancer with MRI. Breast Cancer. 1999;6:249–258.
  17. Kinoshita T, Odagiri K, Andoh K, et al. Evaluation of small internal mammary lymph node metastases in breast cancer by MRI. Radiat Med. 1999;17:189–193.
  18. Vinnicombe SJ, Norman AR, Nicolson V, Husband JE. Normal pelvic lymph nodes: evaluation with CT after bipedal lymphangiography. Radiology. 1995;194:349–355.
  19. Ingram CE, Belli AM, Lewars MD, Reznek RH, Husband JE. Normal lymph node size in the mediastinum: a retrospective study in two patient groups. Clin Radiol. 1989;40:35–39.
  20. Van den Brekel MW, Stel HV, Castelijns JA, et al. Cervical lymph node metastasis: assessment of radiologic criteria. Radiology. 1990;177:379–384.
  21. Hawnaur JM, Reynolds K, Wilson G, Hillier V, Kitchener HC. Identification of inguinal lymph node metastases from vulval carcinoma by magnetic resonance imaging: an initial report. Clin Radiol. 2002;57:995–1000.
  22. Kau RJ, Alexiou C, Laubenbacher C, Werner M, Schwaiger M, Arnold W. Lymph node detection of head and neck squamous cell carcinomas by positron emission tomography with fluorodeoxyglucose F 18 in a routine clinical setting. Arch Otolaryngol Head Neck Surg. 1999;125:1322–1328.
  23. Dwamena BA, Sonnad SS, Angobaldo JO, Wahl RL. Metastases from non-small cell lung cancer: mediastinal staging in the 1990s: meta-analytic comparison of PET and CT. Radiology. 1999;213:530–536.
  24. Pieterman RM, van Putten JW, Meuzelaar JJ, et al. Preoperative staging of non-small-cell lung cancer with positron-emission tomography. N Engl J Med. 2000;343:254–261.
  25. Gagliardi G, Bayar S, Smith R, Salem RR. Preoperative staging of rectal cancer using magnetic resonance imaging with external phase-arrayed coils. Arch Surg. 2002;137:447–451.
  26. Bipat S, Glas AS, van der Velden J, Zwinderman AH, Bossuyt PM, Stoker J. Computed tomography and magnetic resonance imaging in staging of uterine cervical carcinoma: a systematic review. Gynecol Oncol. 2003;91:59–66.
  27. Anzai Y, Piccoli CW, Outwater EK, et al. Evaluation of neck and body metastases to nodes with ferumoxtran 10-enhanced MR imaging: phase III safety and efficacy study. Radiology. 2003;228:777–788.
  28. Antoch G, Stattaus J, Nemat AT, et al. Non-small cell lung cancer: dual-modality PET/CT in preoperative staging. Radiology. 2003;229:526–533.
  29. Sohn KM, Lee JM, Lee SY, et al. Comparing MR imaging and CT in the staging of gastric carcinoma. AJR. 2000;174:1551–1557.
  30. Curtin HD, Ishwaran H, Mancuso AA, et al. Comparison of CT and MR imaging in staging of neck metastases. Radiology. 1998;207:123–130.
  31. Leslie A, Fyfe E, Guest P, Goddard P, Kabala JE. Staging of squamous cell carcinoma of the oral cavity and oropharynx: a comparison of MRI and CT in T- and N-staging. J Comput Assist Tomogr. 1999;23:43–49.
  32. Prenzel KL, Monig SP, Sinning JM, et al. Lymph node size and metastatic infiltration in non-small cell lung cancer. Chest. 2003;123:463–467.
  33. Tiguert R, Gheiler EL, Tefilli MV, et al. Lymph node size does not correlate with the presence of prostate cancer metastasis. Urology. 1999;53:367–371.
  34. Jager GJ, Barentsz JO, Oosterhof GO, et al. Pelvic adenopathy in prostatic and urinary bladder carcinoma: MR imaging with a three-dimensional T1-weighted magnetization-prepared-rapid gradient-echo sequence. AJR. 1996;167:1503–1507.
  35. Szabo BK, Aspelin P, Kristoffersen Wiberg M, Tot T, Bone B. Invasive breast cancer: correlation of dynamic MR features with prognostic factors. Eur Radiol. 2003;13:2425–2435.
  36. Fischbein NJ, Noworolski SM, Henry RG, Kaplan MJ, Dillon WP, Nelson SJ. Assessment of metastatic cervical adenopathy using dynamic contrast-enhanced MR imaging. AJNR. 2003;24:301–311.
  37. Kim SH, Kim SC, Choi BI, Han MC. Uterine cervical carcinoma: evaluation of pelvic lymph node metastasis with MR imaging. Radiology. 1994;190:807–811.
  38. Laissy JP, Gay-Depassier P, Soyer P, et al. Enlarged mediastinal lymph nodes in bronchogenic carcinoma: assessment with dynamic contrast-enhanced MR imaging—work in progress. Radiology. 1994;191:263–267.
  39. Greco M, Crippa F, Agresti R, et al. Axillary lymph node staging in breast cancer by 2-fluoro-2-deoxy-D-glucose-positron emission tomography: clinical evaluation and alternative management. J Natl Cancer Inst. 2001;93:630–635.
  40. Vesselle H, Pugsley JM, Vallieres E, Wood DE. The impact of fluorodeoxyglucose F 18 positron-emission tomography on the surgical staging of non-small cell lung cancer. J Thorac Cardiovasc Surg. 2002;124:511–519.
  41. Lardinois D, Weder W, Hany TF, et al. Staging of non-small-cell lung cancer with integrated positron-emission tomography and computed tomography. N Engl J Med. 2003;348:2500–2507.
  42. Aquino SL, Asmuth JC, Alpert NM, Halpern EF, Fischman AJ. Improved radiologic staging of lung cancer with 2-[18F]-fluoro-2-deoxy-D-glucose-positron emission tomography and computed tomography registration. J Comput Assist Tomogr. 2003;27:479–484.
  43. Karapetis CS, Strickland AH, Yip D, Steer C, Harper PG. Use of fluorodeoxyglucose positron emission tomography scans in patients with advanced germ cell tumour following chemotherapy: single-centre experience with long-term follow up. Intern Med J. 2003;33:427–435.
  44. Guay C, Lepine M, Verreault J, Benard F. Prognostic value of PET using 18F-FDG in Hodgkin’s disease for posttreatment evaluation. J Nucl Med. 2003;44:1225–1231.
  45. Anderson GS, Brinkmann F, Soulen MC, Alavi A, Zhuang H. FDG positron emission tomography in the surveillance of hepatic tumors treated with radiofrequency ablation. Clin Nucl Med. 2003;28:192–197.
  46. Aquino SL, Asmuth JC, Moore RH, Weise SB, Fischman AJ. Improved image interpretation with registered thoracic CT and positron emission tomography data sets. AJR. 2002;178:939–944.
  47. Buchmann I, Reinhardt M, Elsner K, et al. 2-(Fluorine-18)fluoro-2-deoxy-D-glucose positron emission tomography in the detection and staging of malignant lymphoma: a bicenter trial. Cancer. 2001;91:889–899.
  48. Filmont JE, Vranjesevic D, Quon A, et al. Conventional imaging and 2-deoxy-2-[18F]fluoro-D-glucose positron emission tomography for predicting the clinical outcome of previously treated non-Hodgkin’s lymphoma patients. Mol Imaging Biol. 2003;5:232–239.
  49. Hain SF, Maisey MN. Positron emission tomography for urological tumours. BJU Int. 2003;92:159–164.
  50. Oyama N, Akino H, Kanamaru H, et al. 11C-Acetate PET imaging of prostate cancer. J Nucl Med. 2002;43:181–186.
  51. Macapinlac HA, Humm JL, Akhurst T, et al. Differential metabolism and pharmacokinetics of L-[1-11C]-methionine and 2-[18F]fluoro-2-deoxy-D-glucose (FDG) in androgen independent prostate cancer. Clin Positron Imaging. 1999;2:173–181.
  52. Kapucu LO, Meltzer CC, Townsend DW, Keenan RJ, Luketich JD. Fluorine-18-fluorodeoxyglucose uptake in pneumonia. J Nucl Med. 1998;39:1267–1269.
  53. Rennen HJ, Corstens FH, Oyen WJ, Boerman OC. New concepts in infection/inflammation imaging. Q J Nucl Med. 2001;45:167–173.
  54. Gupta NC, Tamim WJ, Graeber GG, Bishop HA, Hobbs GR. Mediastinal lymph node sampling following positron emission tomography with fluorodeoxyglucose imaging in lung cancer staging. Chest. 2001;120:521–527.
  55. Higashi K, Ueda Y, Seki H, et al. Fluorine-18-FDG PET imaging is negative in bronchioloalveolar lung carcinoma. J Nucl Med. 1998;39:1016–1020.
  56. Heyneman LE, Patz EF. PET imaging in patients with bronchioloalveolar cell carcinoma. Lung Cancer. 2002;38:261–266.
  57. Jadvar H, Segall GM. False-negative fluorine-18-FDG PET in metastatic carcinoid. J Nucl Med. 1997;38:1382–1383.
  58. Erasmus JJ, McAdams HP, Patz EF Jr, Coleman RE, Ahuja V, Goodman PC. Evaluation of primary pulmonary carcinoid tumors using FDG PET. AJR. 1998;170:1369–1373.
  59. Kostakoglu L, Agress H Jr, Goldsmith SJ. Clinical role of FDG PET in evaluation of cancer patients. Radiographics. 2003;23:315–340.
  60. Ruers TJ, Langenhoff BS, Neeleman N, et al. Value of positron emission tomography with [F-18]fluorodeoxyglucose in patients with colorectal liver metastases: a prospective study. J Clin Oncol. 2002;20:388–395.
  61. Rasanen JV, Sihvo EIT, Knuuti MJ, et al. Prospective analysis of accuracy of positron emission tomography, computed tomography, and endoscopic ultrasonography in staging of adenocarcinoma of the esophagus and the esophagogastric junction. Ann Surg Oncol. 2003;10:954–960.
  62. Barranger E, Grahek D, Antoine M, Montravers F, Talbot J-N, Uzan S. Evaluation of fluorodeoxyglucose positron emission tomography in the detection of axillary lymph node metastases in patients with early-stage breast cancer. Ann Surg Oncol. 2003;10:622–627.
  63. Van der Hoeven JJ, Hoekstra OS, Comans EF, et al. Determinants of diagnostic performance of [F-18]fluorodeoxyglucose positron emission tomography for axillary staging in breast cancer. Ann Surg. 2002;236:619–624.
  64. DeGrado TR, Coleman RE, Wang S, et al. Synthesis and evaluation of 18F-labeled choline as an oncologic tracer for positron emission tomography: initial findings in prostate cancer. Cancer Res. 2001;61:110–117.
  65. Buck AK, Halter G, Schirrmeister H, et al. Imaging proliferation in lung tumors with PET: 18F-FLT versus 18F-FDG. J Nucl Med. 2003;44:1426–1431.
  66. Dittmann H, Dohmen BM, Paulsen F, et al. [18F]FLT PET for diagnosis and staging of thoracic tumours. Eur J Nucl Med Mol Imaging. 2003;30:1407–1412.
  67. Ray P, Wu AM, Gambhir SS. Optical bioluminescence and positron emission tomography imaging of a novel fusion reporter gene in tumor xenografts of living mice. Cancer Res. 2003;63:1160–1165.
  68. Gambhir SS, Bauer E, Black ME, et al. A mutant herpes simplex virus type 1 thymidine kinase reporter gene shows improved sensitivity for imaging reporter gene expression with positron emission tomography. Proc Natl Acad Sci USA. 2000;97:2785–2790.
  69. Weissleder R, Elizondo G, Wittenberg J, Rabito CA, Bengele HH, Josephson L. Ultrasmall superparamagnetic iron oxide: characterization of a new class of contrast agents for MR imaging. Radiology. 1990;175:489–493.
  70. Lee AS, Weissleder R, Brady TJ, Wittenberg J. Lymph nodes: microstructural anatomy at MR imaging. Radiology. 1991;178:519–522.
  71. Harisinghani MG, Barentsz J, Hahn PF, et al. Noninvasive detection of clinically occult lymph-node metastases in prostate cancer. N Engl J Med. 2003;348:2491–2499.
  72. Anzai Y, Blackwell KE, Hirschowitz SL, et al. Initial clinical experience with dextran-coated superparamagnetic iron oxide for detection of lymph node metastases in patients with head and neck cancer. Radiology. 1994;192:709–715.
  73. Taupitz M, Hamm BK, Barentsz JO, Vock P, Roy C, Bellin MF. Sinerem®-enhanced MRI imaging compared to plain MR imaging in evaluating lymph node metastases from urologic and gynecologic cancers [abstract]. Proceedings of the Radiological Society of North America; Chicago, IL; November 29–December 3, 1999. 213(P):387.
  74. Taupitz M, Wallis F, Heywang-Koebrunner SH, Thibault F, Gilles R, Tardivon AA. Axillary lymph node MR imaging with Sinerem® in patients with suspected breast cancer [abstract]. Proceedings of the Radiological Society of North America; Chicago, IL; November 29–December 3, 1999. 213(P):369.
  75. Harisinghani MG, Saini S, Weissleder R, et al. MR lymphangiography using ultrasmall superparamagnetic iron oxide in patients with primary abdominal and pelvic malignancies: radiographic-pathologic correlation. AJR. 1999;172:1347–1351.
  76. Hudgins PA, Anzai Y, Morris MR, Lucas MA. Ferumoxtran-10, a superparamagnetic iron oxide as a magnetic resonance enhancement agent for imaging lymph nodes: a phase 2 dose study. AJNR. 2002;23:649–656.
  77. Harisinghani M, Desermo W, Hahn PF, Barentsz J, Perumpilichiria J, Weissleder R. MR lymphangiography for detection of minimal nodal disease in patients with prostate cancer: does postcontrast imaging alone suffice for accurate characterization [abstract]? Proceedings of the Radiological Society of North America; Chicago, IL; December 1–6, 2002. Radiology; 225(P):350.
  78. Bellin MF, Roy C, Kinkel K, et al. Lymph node metastases: safety and effectiveness of MR imaging with ultrasmall superparamagnetic iron oxide particles—initial clinical experience. Radiology. 1998;207:799–808.
  79. Sigal R, Vogl T, Casselman J, et al. Lymph node metastases from head and neck squamous cell carcinoma: MR imaging with ultrasmall superparamagnetic iron oxide particles (Sinerem MR)—results of a phase-III multicenter clinical trial. Eur Radiol. 2002;12:1104–1113.
  80. Josephson L, Mahmood U, Wunderbaldinger P, et al. Pan and sentinel lymph node visualization using a near-infrared fluorescent probe. Mol Imaging. 2003;2:18–23.
  81. Oehler MK, Fischer DC, Orlowska-Volk M, et al. Tissue and plasma expression of the angiogenic peptide adrenomedullin in breast cancer. Br J Cancer. 2003;89:1927–1933.
  82. Lugtenburg PJ, Krenning EP, Valkema R, et al. Somatostatin receptor scintigraphy useful in stage I-II Hodgkin’s disease: more extended disease identified. Br J Haematol. 2001;112:936–944.

Tải bản gốc

  • Bản gốc PDF: Current Concepts in Lymph Node Imaging → Tải về
  • Tác giả: Maha Torabi, Suzanne L. Aquino, Mukesh G. Harisinghani
  • Nguồn: Journal of Nuclear Medicine September 2004, 45 (9) 1509-1518

Trang web đang upload liên tục các video bài giảng và tài liệu chẩn đoán hình ảnh. Để nhận thông báo về các bài viết mới nhất, vui lòng đăng ký Nhận bài viết mới và theo dõi Kênh Youtube

Tải thêm Kiến thức Y khoa