Bài viết là bản dịch Chương 17 của sách Hướng dẫn thực hành siêu âm tim thai (A Practical Guide to Fetal Echocardiography: Normal and Abnormal Hearts) do GS Alfred Abuhamad và GS Rabih Chaoui chủ biên.
Cuối bài là phần phụ lục chi tiết cách đo thông số và khoảng tham chiếu.
Người dịch: BS Sơn Lâm, Hiệu chỉnh: BS Nguyễn Văn Thụy.
Giới thiệu sách và các chương: Hướng dẫn thực hành siêu âm tim thai (A Practical Guide to Fetal Echocardiography: Normal and Abnormal Hearts, 3rd edition 2016)
Giới thiệu
Kể từ những ngày đầu của siêu âm tim thai, các thông số sinh trắc học tim khác nhau đã được đo đạc và đưa ra khoảng tham chiếu. Các thông số tim ban đầu được thực hiện bằng M-mode, với đường M-mode theo hướng vuông góc với thành cơ tim, tâm thất, tâm nhĩ, van tim (1, 2).
Sự xuất hiện của hình ảnh thang xám độ phân giải cao kết hợp với kỹ thuật thu phóng và cine-loop, cho phép hiển thị rõ các cấu trúc tim khác nhau trong kỳ tâm thu, tâm trương và có thể thực hiện các phép đo trực tiếp trên hình ảnh hai chiều (2D) (3-8). Gần đây, tương quan hình ảnh không gian (STIC) (xem Chương 15) là một công cụ ba chiều (3D) cũng được dùng để đo các thông số tim 2D và 3D (9-11).
Do những hạn chế của thiết bị siêu âm tim thai trong thời kỳ đầu, tim thai chủ yếu được ghi hình trong nửa sau thai kỳ và các khoảng tham chiếu tập trung vào khoảng thời gian này (2-4, 6, 7). Với sự cải tiến công nghệ, các thông số sinh trắc tim đã được thu nhận ở các thời điểm khác nhau bao gồm 18 tuần (8), 14 tuần (5) và từ 11 tuần trở đi (12, 13).
Trong chương này, chúng tôi trình bày các điểm liên quan đến các thông số sinh trắc tim trong siêu âm tim thai. Độc giả tham khảo thêm Phụ lục A trong sách này để có mô tả chi tiết khoảng tham chiếu của các thông số tim khác nhau.
Tại sao chúng ta nên đo thông số tim?
Sử dụng các phép đo trong siêu âm tim thai có một số lợi ích trong thực hành lâm sàng:
- Các phép đo được thực hiện để đánh giá kích thước hoặc sự tăng trưởng của cấu trúc liên quan đến tuổi thai (chu vi vòng đầu, chiều rộng tim…).
- Các phép đo được thực hiện để giảm tính chủ quan và thay bằng một quan sát khách quan. Thực hiện theo dõi và đo lường chính xác hơn trong những trường hợp này (tỷ lệ tim-lồng ngực, đường kính tâm thất và động mạch chủ…).
- Các phép đo đôi khi được đề nghị nhằm thể hiện chính xác cấu trúc quan tâm.
- Khoảng tham chiếu thường được sử dụng để báo cáo độ lệch so với giá trị bình thường khi nghi ngờ có dấu hiệu bất thường (đường kính thất trái, đường kính eo động mạch chủ…).
- Các phép đo cũng có thể được yêu cầu như là một phần của công thức hoặc chỉ số tim (phân suất co cơ, tỷ lệ tim-lồng ngực…).
Khi nào nên thực hiện đo thông số tim?
Hướng dẫn về sàng lọc tim thai và siêu âm tim thai được trình bày trong Chương 2. Nói chung các phép đo 2D của buồng tim hoặc đại động mạch không được khuyến cáo trong sàng lọc tim thông thường, nhưng được xem là tùy chọn và hữu ích trong siêu âm tim thai chi tiết (14-16).
Hầu hết mọi người đều đồng ý việc đo đạc tim không yêu cầu thường quy trong siêu âm tim thai; tuy nhiên, các thông số tim đôi khi có thể giúp giải thích các dấu hiệu khi so sánh với các giá trị kỳ vọng (16). Việc đánh giá định lượng cấu trúc tim cho phép giải thích khách quan mức độ nghiêm trọng của một số tổn thương tim và có thể dùng làm cơ sở để so sánh trong quá trình mang thai (16). Khi nghi ngờ bất thường cấu trúc tim, các thông số nên ghi nhận trên siêu âm tim thai để so sánh với khoảng bình thường (17).
Việc giải thích kết quả được cải thiện bằng cách sử dụng đồ thị tham chiếu hoặc bằng cách tính chỉ số z-scores (8, 12, 18-21) (xem phần z-scores trong chương này). Bảng 17.1 tóm tắt các khuyến cáo của AIUM về sinh trắc học tim trong siêu âm tim thai (14).
Bảng 17.1. Sinh trắc học tim (tùy chọn nhưng nên được xem xét khi nghi ngờ bất thường về cấu trúc hoặc chức năng tim) – AIUM Guidelines
Khoảng bình thường của các thông số tim thai đã được công bố dưới dạng bách phân vị và z-scores dựa trên tuổi thai hoặc sinh trắc học thai. Các phép đo riêng lẻ có thể được xác định từ hình ảnh 2D hoặc hình ảnh M-mode trong một số trường hợp và có thể bao gồm các tham số sau:
- Vòng van động mạch chủ và động mạch phổi kỳ tâm thu
- Vòng van ba lá và hai lá kỳ tâm trương
- Chiều dài thất phải và thất trái
- Đường kính cung và eo động mạch chủ
- Đường kính thân động mạch phổi và ống động mạch
- Đường kính tâm thất cuối tâm trương ngay dưới lá van nhĩ thất
- Bề dày thành tự do tâm thất và vách liên thất ngay dưới van nhĩ thất.
- Tỷ lệ tim-lồng ngực
- Các thông số bổ sung nếu có thể:
- Đường kính tâm thất kỳ tâm thu
- Đường kính ngang của tâm nhĩ
- Đường kính các nhánh động mạch phổi
Khoảng tham chiếu các thông số tim trên 2D
Khoảng tham chiếu của các thông số tim trên 2D có tương quan với các thông số sinh trắc học thai dù biết hay không biết tuổi thai chính xác. Khi các thông số sinh trắc học thai tương quan với thông số tim, chiều dài xương đùi hoặc đường kính lưỡng đỉnh thường được sử dụng (12, 18-20). Tuy nhiên, theo các tác giả thì thông số tim có tương quan với cả tuổi thai và kích thước thai. Đây là kinh nghiệm của các tác giả và ưu tiên sử dụng tuổi thai tương quan khi khả thi. Thông số sinh trắc tim trong y văn khác nhau về các thông số tương quan và khoảng tham chiếu. Một số tác giả báo cáo thể thức dạng bảng trong khi các tác giả khác đề nghị đồ thị với độ lệch chuẩn (SD), bách phân vị hoặc với khoảng tin cậy. Thông thường người đọc phải tham khảo nhiều tài liệu khác nhau để có được các thông số quan tâm. Trong Phụ lục A của sách này, chúng tôi tập hợp danh sách các thông số đo phổ biến nhất trong siêu âm tim thai từ các tài liệu y văn khác nhau. Hầu hết các biểu đồ đường cong đã được chúng tôi tính toán lại các khoảng tham chiếu từ các công thức được cung cấp, và trình bày mỗi thông số trong kiểu đồ thị thống nhất, tương quan với tuổi thai với các bách phân vị thứ 2.5, 50, 97.5 và tương ứng với giá trị trung bình ± 1,96 SD.
Z-scores là gì và dùng làm gì?
Các thông số sinh trắc tim được thực hiện trong siêu âm tim thai để ghi lại các sai lệch so với giá trị bình thường. Các số đo bất thường thường được báo cáo là thấp hơn bách phân vị thứ 5 hoặc lớn hơn bách phân vị thứ 95. Tuy nhiên, điều mong muốn là mô tả chính xác hơn về sinh trắc học tim cho mục đích so sánh, đặc biệt khi kiểm tra theo dõi (14, 16). Điều này đặc biệt quan trọng khi các giá trị tuyệt đối của thông số tim phụ thuộc vào một biến khác, chẳng hạn như tuổi thai trong tăng trưởng thai. Với mục đích này, z-score đã được giới thiệu trong y học bào thai để loại bỏ tác động của tuổi thai.
Nói một cách đơn giản, z-score là độ sai lệch của giá trị đo được so với giá trị trung bình kỳ vọng theo tuổi thai. Z-score được tính bằng chênh lệch giữa giá trị đo được và giá trị trung bình kỳ vọng theo tuổi thai, và kết quả được chia cho SD. Do đó, z-score được biểu thị bằng bội số của SD từ giá trị trung bình theo tuổi thai. Z-score âm có nghĩa là số đo nhỏ hơn giá trị trung bình và z-score dương có nghĩa là số đo lớn hơn giá trị trung bình. Z-score bằng 0 là giá trị trung bình và z-score +1 hoặc +2 tương ứng với SD thứ nhất và thứ hai. Bảng 17.2 cung cấp bản tóm tắt các giá trị thường được sử dụng.
Bảng 17.2. Tương quan giữa giá trị bách phân vị với z-score tương ứng
Percentile | Z-Score | Calculation |
---|---|---|
1st | −2.33 | Mean − 2.33 × SD |
2.5th | −1.96 | Mean − 1.96 × SD |
5th | −1.65 | Mean − 1.65 × SD |
10th | −1.28 | Mean − 1.28 × SD |
20th | −0.84 | Mean − 0.84 × SD |
25th | −0.65 | Mean − 0.65 × SD |
50th | 0 | Mean value |
75th | 0.65 | Mean + 0.65 × SD |
80th | 0.84 | Mean + 0.84 × SD |
90th | 1.28 | Mean + 1.28 × SD |
95th | 1.65 | Mean + 1.65 × SD |
97.5th | 1.96 | Mean + 1.96 × SD |
99th | 2.33 | Mean + 2.33 × SD |
Ví dụ lâm sàng: Một thai lúc 22 tuần thai kỳ được phát hiện có dấu hiệu hẹp động mạch chủ tiến triển với thông liên thất và hẹp gốc động mạch chủ. Tiên lượng phụ thuộc vào sự tăng trưởng của van động mạch chủ trong thai kỳ. Đường kính gốc động mạch chủ đo lúc 22 tuần là 2 mm và ở lần đo tiếp theo lúc 34 tuần là 3.8 mm (Hình 17.1). Z-score lúc 22 tuần dùng để tính toán là khoảng tham chiếu của Shapiro và cộng sự (5). Sự khác biệt lúc 22 tuần giữa số đo gốc động mạch chủ kỳ vọng (3.8 mm) và số đo quan sát (2 mm) là -1,8 mm. Chia chênh lệch -1.8 mm với SD là 0.46mm lúc 22 tuần cho z-score là -3.91, ngụ ý rằng giá trị đo được 2 mm dưới giá trị trung bình 3.9 lần SD. Lúc 34 tuần, gốc động mạch chủ đo được 3.8 mm thay vì số đo kỳ vọng là 6.8 mm. Chênh lệch -3.0 mm chia cho SD 0.66 mm lúc 34 tuần cho kết quả z-score là -4.5.
Giải thích kết quả: Nhìn vào giá trị tuyệt đối của các thông số gốc động mạch chủ trong khoảng thời gian từ 22 đến 34 tuần thai kỳ, người ta có thể suy luận rằng van động mạch chủ tăng từ 2 đến 3.8 mm với kích thước gần gấp đôi. Khi sử dụng các đường cong bách phân vị, cả hai giá trị đều nằm dưới bách phân vị thứ nhất (-2.33 SD) (xem Bảng 17.2) nên không cho khác biệt rõ. Nối các giá trị trên biểu đồ tạo ấn tượng về sự tăng trưởng liên tục của van động mạch chủ. Chỉ khi tính z-score từ -3.9 đến -4.6, tức là đường kính van động mạch chủ thoái triển nhẹ ghi nhận trong khoảng từ 22 đến 34 tuần tuổi thai, thì đây là thông tin lâm sàng quan trọng trong việc tư vấn bệnh nhân.
Hình 17.1. Đo van động mạch chủ lúc 22 và 34 tuần ở thai có gốc động mạch chủ nhỏ. Ba đường thẳng của biểu đồ thể hiện phạm vi tham chiếu của bách phân vị thứ 2.5, 50 và 97.5. Nối các giá trị trên biểu đồ là một cách hiển thị thông số sinh trắc tim.
Thay đổi sinh trắc và bất thường tim
Trong siêu âm tim thai, gần như luôn phải nghi ngờ khiếm khuyết tim khi có bất thường kích thước của tâm thất hoặc mạch máu. Một số trường hợp ngoại lệ liên quan đến sai vị trí tim và hướng đi bất thường của các mạch máu lớn. Thường thì giá trị bất thường được tìm thấy chỉ là một gợi ý cho một nhóm các bất thường tiềm ẩn có thể có và cần được loại trừ một cách có hệ thống. Một ví dụ thường gặp là bất cân xứng tâm thất, đây là một gợi ý cho một nhóm dị tật tim bẩm sinh được liệt kê trong Bảng 23.2. Bảng 17.3 tóm tắt những bất thường thường gặp được phát hiện dựa vào sinh trắc học các buồng tim, mạch máu và các bất thường phổ biến liên quan đến chúng.
Kết luận
Chỉ đo thường quy cấu trúc tim không cho chẩn đoán cụ thể bệnh tim bẩm sinh. Vì vậy các phép đo sinh trắc học cấu trúc tim không được khuyến cáo thường quy mà là khi phát hiện dấu hiệu nghi ngờ. Nhìn chung, có sự đồng thuận rằng thông số sinh trắc học tim cung cấp giá trị khách quan hơn cảm giác chủ quan hoặc mô tả một dấu hiệu. Ngoài ra, những bệnh nhân có bất thường tim được kiểm tra siêu âm theo dõi và đôi khi, các số đo chi tiết ở siêu âm lần hai có thể giúp ích cho các lần tái khám như vậy. Trong một số điều kiện, các số đo có thể được dùng để tìm kiếm bệnh lý tiềm ẩn như thể hiện trong Bảng 17.3. Mặc dù có các lựa chọn khác nhau trong báo cáo thông số sinh trắc tim, các tác giả khuyến cáo sử dụng z-scores cho khả năng so sánh các giá trị và đưa ra đánh giá khách quan về sự thay đổi theo tuổi thai. Biểu đồ các thông số tim thai thông thường được liệt kê trong Phụ lục A của sách này.
Bảng 17.3. Sinh trắc học tim và bệnh tim bẩm sinh có khả năng liên quan đến thông số sinh trắc học bất thường
Cấu trúc tim | Sai lệch | Một số bệnh tiềm ẩn có khả năng |
---|---|---|
Chiều rộng tim/kích thước tim | Lớn | Tất cả các dị tật ở tim với hở van nặng, Ebstein, loạn sản van ba lá, bệnh cơ tim, block tim hoặc nhịp tim nhanh, đa u cơ vân ảnh hưởng đến toàn bộ tim, hẹp động mạch chủ rất nặng, phình tâm thất trái, quá tải thể tích nguồn gốc ngoài tim (thai nhận trong TTTS, thiếu máu, rò động tĩnh mạch…) (xem thêm Bảng 7.2 và 20.2) |
Nhỏ | Chèn ép tim trong teo khí quản, thoát vị hoành, loạn sản phổi dạng nang, tràn dịch màng phổi nặng | |
Thất trái | Lớn | Xơ chun nội tâm mạc đơn độc hoặc với hẹp động mạch chủ nặng, phình thất trái, bệnh cơ tim dãn, u cơ vân trong thất trái, thất phải bên trái trong chuyển vị có sửa chữa. |
Nhỏ | HLHS, hẹp eo động mạch chủ, teo van hai lá với VSD, DORV, TAPVC, LSVC, AVSD không cân bằng, hẹp van hai lá trong phức hợp Shone | |
Thất phải | Lớn | Ebstein (với nhĩ phải), loạn sản van ba lá, PA với vách nguyên vẹn, hội chứng không van động mạch phổi co thắt sớm ống động mạch, bệnh cơ tim giãn, dị tật Uhl, u cơ vân trong thất phải, thất trái bên phải trong chuyển vị có sửa chữa, quá tải thể tích nguồn gốc ngoài tim (thai nhận trong TTTS, thiếu máu, dò động tĩnh mạch…) (xem thêm Bảng 20.2) |
Nhỏ | PA với vách nguyên vẹn, teo van ba lá với VSD | |
Động mạch chủ | Lớn | Các bất thường liên quan đến động mạch chủ cưỡi ngựa thấy trong Tứ chứng Fallot, CAT, PA với VSD (xem Bảng 25.3), hẹp động mạch chủ, van động mạch chủ hai lá, hội chứng Marfan, động mạch phổi chẩn đoán nhầm là động mạch chủ trong chuyển vị hoàn toàn. |
Nhỏ | Tắc nghẽn đường ra thất trái nặng như teo động mạch chủ, hẹp động mạch chủ nặng, cung động mạch chủ gián đoạn, hẹp eo động mạch chủ nặng, hẹp vòng van động mạch chủ kèm van động mạch chủ hai lá trong phức hợp Shone. | |
Động mạch phổi | Lớn | APVS, hẹp động mạch phổi đơn độc, hội chứng Marfan, dãn bù trong HLHS |
Nhỏ | PA với vách nguyên vẹn hoặc VSD, hẹp động mạch phổi kết hợp trong Tứ chứng Fallot, Ebstein, DORV, teo van ba lá với VSD… |
Các điểm chính – Thông số tim thai và khoảng tham chiếu
- Các thông số sinh trắc tim được thực hiện để đánh giá kích thước hoặc sự tăng trưởng của cấu trúc liên quan với tuổi thai. Các phép đo được thực hiện để giảm tính chủ quan và thay thế nó bằng một quan sát khách quan.
- Đo các buồng tim hoặc mạch máu lớn không được khuyến cáo trong sàng lọc tim thường quy hoặc siêu âm tim thai chi tiết.
- Các tác giả khuyến cáo rằng các thông số sinh trắc tim có tương quan với tuổi thai.
- Z-score được tính bằng chênh lệch giữa giá trị đo được và giá trị trung bình kỳ vọng theo tuổi thai, sau đó lấy kết quả chia cho độ lệch chuẩn.
- Mặc dù có các lựa chọn khác nhau trong báo cáo thông số sinh trắc tim, các tác giả khuyến cáo sử dụng z-scores cho khả năng so sánh các giá trị và đưa ra đánh giá khách quan về sự thay đổi theo tuổi thai.
Phụ lục
Heart Width
Figure A.1a: Reference range of the heart width (or heart transverse diameter) between 11 and 40 weeks’ gestation. The heart width is measured at the level of the atrioventricular valves from epicardium to epicardium as shown in Figure A.1b. The three lines in the graph represent the 2.5th, 50th (solid line), and 97.5th percentiles, corresponding to the mean and the ±1.96 standard deviations. (The graph is generated from the original data of Li X, Zhou Q, Huang H, et al. Z-score reference ranges for normal fetal heart sizes throughout pregnancy derived from fetal echocardiography. Prenat Diagn. 2014;34:1–8.)
Figure A.1b: Heart width, measured in the four-chamber view at the level of the atrioventricular valves at end diastole (closed atrioventricular valves). The measurement is obtained from epicardium to epicardium as shown.
TABLE A-1: Normal Gestational Age Ranges of the Heart Width (n = 809) with the 2.5th, 50th, and 97.5th Percentiles (P)
Heart Length
Figure A.2a: Reference range of the heart length between 11 and 40 weeks’ gestation. The heart length is measured at the level of the interventricular septum from the apex to the base of the heart, and from epicardium to epicardium as shown in Figure A.2b. The three lines in the graph represent the 2.5th, 50th (solid line), and 97.5th percentiles, corresponding to the mean and the ±1.96 standard deviations. (The graph is generated from the original data of Li X, Zhou Q, Huang H, et al. Z-score reference ranges for normal fetal heart sizes throughout pregnancy derived from fetal echocardiography. Prenat Diagn. 2014;34:1–8.)
Figure A.2b: Heart length, measured in the four-chamber view at the level of the interventricular and interatrial septum at end diastole (closed atrioventricular valves). The measurement is obtained from epicardium to epicardium as shown.
TABLE A-2: Normal Gestational Age Ranges of the Heart Length (n = 809) with the 2.5th, 50th, and 97.5th Percentiles (P)
Values calculated from the original data of Li X, Zhou Q, Huang H, et al. Zscore reference ranges for normal fetal heart sizes throughout pregnancy derived from fetal echocardiography. Prenat Diagn. 2014;34:1–8.
Heart Circumference
Figure A.3a: Reference range of the heart circumference between 11 and 40 weeks’ gestation. The heart circumference is measured at the heart outer borders along the epicardium as shown in Figure A.3b. The three lines in the graph represent the 2.5th, 50th (solid line), and 97.5th percentiles, corresponding to the mean and the ±1.96 standard deviations. (The graph is generated from the original data of Li X, Zhou Q, Huang H, et al. Z-score reference ranges for normal fetal heart sizes throughout pregnancy derived from fetal echocardiography. Prenat Diagn. 2014;34:1–8.)
Figure A.3b: Heart circumference, measured in the four-chamber view at end diastole (closed atrioventricular valves) along the outer border of the heart as shown.
TABLE A-3: Normal Gestational Age Ranges of the Heart Circumference (n = 809) with the 2.5th, 50th, and 97.5th Percentiles (P)
Heart Area
Figure A.4a: Reference range of the heart area between 11 and 40 weeks’ gestation. The heart area is measured at the heart outer borders along the epicardium as shown in Figure A.4b. The three lines in the graph represent the 2.5th, 50th (solid line), and 97.5th percentiles, corresponding to the mean and the ±1.96 standard deviations. (The graph is generated from the original data of Li X, Zhou Q, Huang H, et al. Z-score reference ranges for normal fetal heart sizes throughout pregnancy derived from fetal echocardiography. Prenat Diagn. 2014;34:1–8.)
Figure A.4b: Heart area, measured in the four-chamber view at end diastole (closed atrioventricular valves) along the outer border of the heart as shown
TABLE A-4: Normal Gestational Age Ranges of the Heart Area (n = 809) with the 2.5th, 50th, and 97.5th Percentiles (P)
Cardiothoracic Ratio
Figure A.5a: Reference range of the cardiothoracic ratio between 20 and 40 weeks’ gestation. The heart width is measured at the level of the atrioventricular valves from epicardium to epicardium and the thoracic diameter at the outer border from rib to rib as shown in Figure A.5b. The three lines in the graph represent the 2.5th, 50th (solid line), and 97.5th percentiles, corresponding to the mean and the ±1.96 standard deviations. (The graph is generated from the original data of Chaoui R, Heling KS, Bollmann R. Ultrasound measurements of the fetal heart in the 4-chamber image plane [in German]. Geburtshilfe Frauenheilkd. 1994;54:92–97, with permission).
Figure A.5b: Cardiothoracic ratio, measured in the four-chamber view plane. The heart width is measured at the level of the atrioventricular valves and the thorax at the outer border from rib to rib as shown. The ratio is thus calculated.
TABLE A-5: Normal Gestational Age Ranges of the Cardiothoracic Ratio (n = 128) with the 2.5th, 50th, and 97.5th Percentiles (P)
Left Atrial Width
Figure A.6a: Reference range of the left atrial (LA) width (or transverse LA diameter) between 14 and 40 weeks’ gestation. The internal LA width is measured during atrial filling at the largest atrial diameter as shown in Figure A.6b. The three lines in the graph represent the 2.5th, 50th (solid line), and 97.5th percentiles, corresponding to the mean and the ±1.96 standard deviations. (The graph is adapted from the original data of Shapiro I, Degani S, Leibovitz Z, et al. Fetal cardiac measurements derived by transvaginal and transabdominal cross-sectional echocardiography from 14 weeks of gestation to term. Ultrasound Obstet Gynecol.1998;12:404–418.)
Figure A.6b: Internal left atrial (LA) width, measured in the four-chamber view at the largest transverse atrial diameter as shown.
TABLE A-6: Normal Gestational Age Ranges of the Left Atrial Width (n = 201) with the 2.5th, 50th, and 97.5th Percentiles (P)
Right Atrial Width
Figure A.7a: Reference range of the right atrial (RA) width (or transverse RA diameter) between 14 and 40 weeks’ gestation. The internal RA width is measured during atrial filling at the largest atrial diameter as shown in Figure A.7b. The three lines in the graph represent the 2.5th, 50th (solid line), and 97.5th percentiles, corresponding to the mean and the ±1.96 standard deviations. (The graph is adapted from the original data of Shapiro I, Degani S, Leibovitz Z, et al. Fetal cardiac measurements derived by transvaginal and transabdominal cross-sectional echocardiography from 14 weeks of gestation to term. Ultrasound Obstet Gynecol.1998;12:404–418.)
Figure A.7b: Internal right atrial (RA) width, measured in the four-chamber view at the largest transverse atrial diameter as shown.
TABLE A-7: Normal Gestational Age Ranges of the Right Atrial Width (n = 201) with the 2.5th, 50th, and 97.5th Percentiles (P)
Left Ventricular Width
Figure A.8a: Reference range of the left ventricular (LV) width (or transverse LV diameter) between 14 and 40 weeks’ gestation. The internal LV width is measured in the four-chamber view, with closed atrioventricular valves (end diastolic), just below the mitral valve as shown in Figure A.8b. The three lines in the graph represent the 2.5th, 50th (solid line), and 97.5th percentiles, corresponding to the mean and the ±1.96 standard deviations. (The graph is adapted from the original data of Shapiro I, Degani S, Leibovitz Z, et al. Fetal cardiac measurements derived by transvaginal and transabdominal crosssectional echocardiography from 14 weeks of gestation to term. Ultrasound Obstet Gynecol. 1998;12:404–418.)
Figure A.8b: Left ventricular (LV) width, measured in the four-chamber view with closed atrioventricular valves (end diastolic) just below the mitral valve as shown.
TABLE A-8: Normal Gestational Age Ranges of the Left Ventricular Width (n = 637) with the 2.5th, 50th, and 97.5th Percentiles (P)
Right Ventricular Width
Figure A.9a: Reference range of the right ventricular (RV) width (or transverse RV diameter) between 14 and 40 weeks’ gestation. The internal RV width is measured in the four-chamber view, with closed atrioventricular valves (end diastolic), just below the tricuspid valve as shown in Figure A.9b. The three lines in the graph represent the 2.5th, 50th (solid line), and 97.5th percentiles, corresponding to the mean and the ±1.96 standard deviations. (The graph is adapted from the original data of Shapiro I, Degani S, Leibovitz Z, et al. Fetal cardiac measurements derived by transvaginal and transabdominal crosssectional echocardiography from 14 weeks of gestation to term. Ultrasound Obstet Gynecol. 1998;12:404–418.)
Figure A.9b: Right ventricular (RV) width, measured in the four-chamber view with closed atrioventricular valves (end diastolic) just below the tricuspid valve as shown.
TABLE A-9: Normal Gestational Age Ranges of the Right Ventricular Width (n = 637) with the 2.5th, 50th, and 97.5th Percentiles (P)
Left to Right Ventricular Width Ratio
Figure A.10a: Reference range of the left (LV) to right (RV) ventricular (LV/RV) width ratio between 14 and 40 weeks’ gestation. The internal LV and RV widths are measured in the four-chamber view, with closed atrioventricular valves (end diastolic), just below the mitral and tricuspid valves as shown in Figure A.10b. The three lines in the graph represent the 2.5th, 50th (solid line), and 97.5th percentiles, corresponding to the mean and the ±1.96 standard deviations. (The graph is adapted from the original data of Shapiro I, Degani S, Leibovitz Z, et al. Fetal cardiac measurements derived by transvaginal and transabdominal cross-sectional echocardiography from 14 weeks of gestation to term. Ultrasound Obstet Gynecol. 1998;12:404–418.)
Figure A.10b: Left (LV) and right (RV) ventricular widths, measured in the four-chamber view with closed atrioventricular valves (end diastolic) just below the mitral and tricuspid valves as shown. The ratio is thus calculated.
TABLE A-10: Normal Gestational Age Ranges of the Left Ventricular to Right Ventricular (LV/RV) Width Ratio (n = 637) with the 2.5th, 50th, and 97.5th Percentiles (P)
Aortic Valve Diameter
Figure A.11a: Reference range of the aortic valve diameter between 14 and 40 weeks’ gestation. The internal aortic root diameter is measured at the level of the valve, when the valve is closed, as shown in Figure A.11b. The three lines in the graph represent the 2.5th, 50th (solid line), and 97.5th percentiles, corresponding to the mean and the ±1.96 standard deviations. (The graph is adapted from the original data of Shapiro I, Degani S, Leibovitz Z, et al. Fetal cardiac measurements derived by transvaginal and transabdominal cross-sectional echocardiography from 14 weeks of gestation to term. Ultrasound Obstet Gynecol.1998;12:404–418.)
Figure A.11b: Internal aortic valve (AO) diameter, measured in the long-axis view with closed valve (end diastolic) as shown. Measurement is optimized with a perpendicular insonation of the valve.
TABLE A-11: Normal Gestational Age Ranges of the Aortic Valve Diameter (n = 637) with the 2.5th, 50th, and 97.5th Percentiles (P)
Pulmonary Valve Diameter
Figure A.12a: Reference range of the pulmonary valve diameter between 14 and 40 weeks’ gestation. The internal pulmonary root diameter is measured at the level of the valve, when the valve is closed, as shown in Figure A.12b. The three lines in the graph represent the 2.5th, 50th (solid line), and 97.5th percentiles, corresponding to the mean and the ±1.96 standard deviations. (The graph is adapted from the original data of Shapiro I, Degani S, Leibovitz Z, et al. Fetal cardiac measurements derived by transvaginal and transabdominal crosssectional echocardiography from 14 weeks of gestation to term. Ultrasound Obstet Gynecol.1998;12:404–418.)
Figure A.12b: Internal pulmonary valve (PA) diameter, measured in the shortaxis or three-vessel view, with closed valve (end diastolic) as shown. Measurement is optimized with a perpendicular insonation of the valve.
TABLE A-12: Normal Gestational Age Ranges of the Pulmonary Valve Diameter (n = 637) with the 2.5th, 50th, and 97.5th Percentiles (P)
Aortic to Pulmonary Valve Ratio
Figure A.13a: Reference range of the aortic to pulmonary valve (AO/PA) ratio between 14 and 40 weeks’ gestation. Both internal aortic and pulmonary valve diameters are measured at the level of the valves, when the valves are closed, as shown in Figure A.13b. The three lines in the graph represent the 2.5th, 50th (solid line), and 97.5th percentiles, corresponding to the mean and the ±1.96 standard deviations. (The graph is adapted from the original data of Shapiro I, Degani S, Leibovitz Z, et al. Fetal cardiac measurements derived by transvaginal and transabdominal cross-sectional echocardiography from 14 weeks of gestation to term. Ultrasound Obstet Gynecol. 1998;12:404–418.)
Figure A.13b: Internal aortic valve (AO) and pulmonary valve (PA) diameters, measured in the long- and short-axis views with closed valves as shown. Measurement is optimized with a perpendicular insonation of the valves. The ratio is thus calculated.
TABLE A-13: Normal Gestational Age Ranges of the Aortic to Pulmonary (AO/PA) Valve Ratio (n = 490) with the 2.5th, 50th, and 97.5th Percentiles (P)
Transverse Aortic Isthmus Diameter
Figure A.14a: Reference range of the transverse aortic isthmus diameter between 18 and 37 weeks’ gestation. The aortic isthmus is measured in the threevessel-trachea view at its junction with the ductus arteriosus into the descending aorta, as shown in Figure A.15b. The three lines in the graph represent the 2.5th, 50th (solid line), and 97.5th percentiles, corresponding to the mean and the ±1.96 standard deviations. (The graph is adapted from the original data of Pasquini L, Mellander M, Seale A, et al. Z-scores of the fetal aortic isthmus and duct: an aid to assessing arch hypoplasia. Ultrasound Obstet Gynecol. 2007;29:628–633.)
Figure A.14b: Transverse aortic isthmus internal diameter, measured in the three-vessel-trachea view at the largest diameter, at its junction into the descending aorta as shown.
TABLE A-14: Normal Gestational Age Ranges of the Transverse Aortic Isthmus Diameter (n = 204) with the 2.5th, 50th, and 97.5th Percentiles (P)
Transverse Ductus Arteriosus Diameter
Figure A.15a: Reference range of the transverse ductus arteriosus diameter between 18 and 37 weeks’ gestation. The ductus arteriosus is measured in the three-vessel-trachea view at its junction with the aortic isthmus into the descending aorta, as shown in Figure A.15b. The three lines in the graph represent the 2.5th, 50th (solid line), and 97.5th percentiles, corresponding to the mean and the ±1.96 standard deviations. (The graph is adapted from the original data of Pasquini L, Mellander M, Seale A et al. Z-scores of the fetal aortic isthmus and duct: an aid to assessing arch hypoplasia. Ultrasound Obstet Gynecol. 2007;29: 628–633.)
Figure A.15b: Transverse ductus arteriosus internal diameter, measured in the three-vessel-trachea view at the largest diameter, at its junction into the descending aorta as shown.
TABLE A-15: Normal Gestational Age Ranges of the Transverse Ductus Arteriosus Diameter (n = 204) with the 2.5th, 50th, and 97.5th Percentiles (P)
Bản gốc:
– A Practical Guide to Fetal Echocardiography: Normal and Abnormal Hearts, 3rd edition 2016
– Chapter 17: Fetal Cardiac Measurements and Reference Ranges
– Tác giả: Alfred Abuhamad, Rabih Chaoui
Bản dịch:
– [Sách dịch] Hướng dẫn thực hành siêu âm tim thai (A Practical Guide to Fetal Echocardiography)
– Chương 17 – Thông số tim thai và khoảng tham chiếu
– Người dịch: BS Sơn Lâm, Hiệu chỉnh: BS Nguyễn Văn Thụy
Xem thêm:
- [Sách dịch] Hướng dẫn thực hành siêu âm tim thai (A Practical Guide to Fetal Echocardiography)
- [Tài liệu] Khóa học Siêu âm Tim thai, Viện Tim
- [CME] Hội thảo Siêu âm Tim thai nâng cao, GS Mark Sklansky
- [Video] Siêu âm tầm soát tim thai, Bs Trọng
- [Video] Siêu âm tim thai, TS Lê Kim Tuyến
- [Video] Các bệnh tim bẩm sinh thường gặp trong bào thai, TS Lê Kim Tuyến
- [Video] Tham vấn sản phụ có thai bệnh tim bẩm sinh, TS Lê Kim Tuyến
Trang web đang upload liên tục các video bài giảng và tài liệu chẩn đoán hình ảnh. Để nhận thông báo về các bài viết mới nhất, vui lòng đăng ký Nhận bài viết mới và theo dõi Kênh Youtube